Nội dung phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ logistics của tổng công ty hàng hải việt nam (Trang 28 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ logistics

Phát triển dịch vụ logistics bao gồm 4 nội dung cơ bản là: Phát triển thị trường dịch vụ logistics nhằm mở rộng thị trường theo khu vực địa lý và đối tượng khách hàng; Phát triển cấu trúc dịch vụ logistics thông qua việc cung cấp đầy đủ và đa dạng các loại hình dịch vụ logistics; Phát triển chính sách chất lượng dịch vụ logistics thông qua việc ban hành các quy định đảm bảo chất lượng dịch vụ, hiện đại hóa các thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải, đầu tư vào hệ thống kho hàng và các thiết bị trong kho, ứng dụng công nghệ thơng tin vào q trình quản lý; Phát triển liên kết chu i dịch vụ logistics nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics tích hợp, trọn gói.

Sơ đồ 1.1: Nội dung phát triển dịch vụ logistics

(Nguồn: Minh hoạ của tác giả) 1.2.3.1. Phát triển thị trường dịch vụ logistics của doanh nghiệp

Thị trường được hiểu là bao gồm tất cả nh ng khách hàng tiềm ẩn c ng có nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó. Phát triển dịch vụ logistics cần phải được đánh giá đúng thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp dịch vụ logistics kết nối với khu vực. Phát triển thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội hấp dẫn trên thị trường. Có rất nhiều cơ hội hấp dẫn trên thị trường nhưng chỉ nh ng cơ hội ph hợp với tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp mới được coi là cơ hội hấp dẫn. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nói chung chỉ quan tâm đến các cơ hội hấp dẫn. Có 2 cách thức phát triển thị trường là phát triển thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu.

- Phát triển thị trường theo chiều rộng: là việc tìm kiếm nh ng thị trường mới

cho dịch vụ logistics mà doanh nghiệp đang cung ứng sao cho lượng tiêu thụ trên thị trường ngày càng tăng lên. Phát triển theo chiều rộng được hiểu là mở rộng quy mơ thị trường theo v ng địa lí ho c mở rộng đối tượng khách hàng.

Nội dung phát triển dịch vụ logistics Phát triển thị trường dịch vụ logistics Phát triển cấu trúc dịch vụ logistics Phát triển liên kết chu i dịch vụ logistics Phát triển chính sách chất lượng dịch vụ logistics

Phát triển thị trường theo khu vực địa lí hành chính. Việc mở rộng theo v ng địa lí làm cho số lượng khách hàng tăng lên, từ đó tăng doanh số. Hiện nay, đối với các cơng ty lớn thì việc mở rộng thị trường không chỉ bao hàm vượt ra kh i biên giới quốc gia, khu vực mà c n vươn ra cả châu lục khác. Khi ra quyết định mở rộng thị trường ra một khu vực địa lí khác thì cơng tác nghiên cứu thị trường là rất cần thiết, không thể dễ dàng đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến một thị trường khác bán ra thành công mà phải xem xét đến khả năng của doanh nghiệp, có các khó khăn về tổ chức tài chính, nhân lực…Nhưng nếu sản phẩm được chấp nhận thì sẽ là điều kiện tốt để doanh nghiệp phát triển. Để có thể phát triển thị trường theo v ng địa lí đ i h i phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với người tiêu d ng và doanh nghiệp phải tổ chức được mạng lưới tiêu thụ tối ưu nhất.

Phát triển thị trường bằng cách mở rộng đối tượng khách hàng: Bên cạnh việc mở rộng ranh giới thị trường theo v ng địa lí, chúng ta có thể mở rộng và phát triển thị trường bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình; từ đó làm tăng doanh số bán và lợi nhuận.

- Phát triển thị trường theo chiều sâu: là việc doanh nghiệp đào sâu khai thác

thị trường hiện h u với khách hàng hiện tại của doanh nghiệp, nhưng khiến họ thường xuyên mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp hơn. Từ đó dẫn tới tăng doanh số bán và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hay nói cách khác doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh nh ng sản phẩm quen thuộc trên thị trường hiện tại, nhưng tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng tiêu thụ lên. Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể vận dụng bằng cách hạ thấp giá sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng hơn trước ho c quảng cáo sản phẩm mạnh mẽ hơn n a để đạt được mục đích cuối c ng là khơng để mất đi một người khách hàng nào hiện có của doanh nghiệp. Việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện tại cũng là một trong nh ng khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Xâm nhập sâu hơn vào thị trường c n tuỳ thuộc vào quy mô của thị trường hiện tại.

Nếu quy mô của thị trường hiện tại của doanh nghiệp quá nh bé thì việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường hay nói một cách khác là phát triển thị trường sản phẩm theo chiều sâu có thể thực hiện ngay cả nh ng thị trường mới. Nh ng thị trường này chính là nh ng thị trường doanh nghiệp mới phát triển theo chiều rộng - khách hàng đã bắt đầu có khái niệm về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Phát triển cấu trúc dịch vụ logistics

Là quá trình gia tăng việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong chu i dịch vụ logistics nhằm hoàn thiện chu i dịch vụ logistics cung cấp cho khách hàng, bao gồm việc phát triển:

- Các dịch vụ logistics chủ yếu: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt

động bốc xếp container; Dịch vụ kho bãi và lưu gi hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị; Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa; Dịch vụ h trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chu i Logistics

- Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Dịch vụ vận tải hàng hải, dịch vụ

vận tải thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng không; dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải đường ống.

- Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích

kỹ thuật; Dịch vụ bưu chính; Dịch vụ thương mại bán buôn; Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; Các địch vụ h trợ vận tải khác.

Một doanh nghiệp thường sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm dịch vụ nhất định. Chủng loại và số lượng sản phẩm dịch vụ ấy tạo thành danh mục sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Các sản phẩm dịch vụ trong danh mục có thể quan hệ với nhau theo nh ng kiểu khác nhau: Quan hệ trong sản xuất, quan hệ trong tiêu d ng, các sản phẩm dịch vụ có thể thay thế nhau… chủng loại sản phẩm dịch vụ trong danh mục nhiều hay ít t y thuộc vào chính sách sản phẩm dịch vụ

mà doanh nghiệp theo đuổi (chính sách chun mơn hóa hay chính sách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ).

Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, danh mục sản phẩm dịch vụ thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh. Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao trong việc th a mãn nhu cầu của khách hàng.

1.2.3.3. Phát triển chính sách chất lượng dịch vụ logistics

Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Chất lượng dịch vụ logistics được đánh giá dựa trên các tiêu chí về thời gian, mức độ sẵn sàng, thơng tin, sự đảm bảo an tồn hàng hoá, thái độ người phục vụ… đáp ứng được mong muốn chính đáng của khách hàng. Để phát triển chất lượng dịch vụ logistics thì doanh nghiệp cần đầu tư vào các lĩnh vực:

- Hiện đại hóa các thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải (Đội tàu, đội xe) nhằm nâng cao năng suất xếp dỡ, rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá; Quản lý việc vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý cơng tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an tồn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng, phục vụ khách hàng tận tình chu đáo. Các cơng việc liên quan đến quản lý vận tải trong hoạt động kinh doanh logistics: Chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm sốt q trình vận chuyển; cơng việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư h ng, mất mát hàng.

- Đầu tư vào hệ thống kho hàng và các thiết bị trong kho nhằm đảm bảo an tồn hàng hố, chủ động trong việc xếp dỡ hàng hóa theo lịch trình vận tải; Quản lý kho hàng, (quản lý dự tr hàng) là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự tr nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa trong sản xuất và lưu

thơng. Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, nguyên vật liệu là đảm bảo cho sản xuất, lưu thông được diễn ra liên tục và hiệu quả, cân đối cung cầu và đề ph ng rủi ro, bất trắc. Các công việc liên quan đến quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: Thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng (số lượng, quy mơ); thiết kế và lắp đ t các thiết bị kho hàng; tổ chức việc xuất nhập, lưu kho, bảo quản hàng hóa; thực hiện các cơng việc sổ sách, thống kê liên quan đến nghiệp vụ kho hàng...

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý: Logistics là hoạt động theo chu i dịch vụ, từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng, liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, phân phối, bán lẻ… Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong logistics giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Trước viễn cảnh các mơ hình số hóa sẽ tác động lên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế ở Việt Nam, việc giải quyết bài tốn giảm chi phí logistics khơng thể khơng theo hướng ứng dụng công nghệ mới.

Đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên và một phần quan trọng khơng kém đó là nâng cao kỹ năng giao tiếp và kỹ năng phục vụ khách hàng của nhân viên. Các công ty cần đầu tư để đào tạo và đào tạo lại, nhằm nâng cao năng lực của nhân viên và thu hút nhân tài từ xã hội. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chun môn cao là nhân tố quan trọng quyết định sự sống cịn và thành cơng.

1.2.3.4 Phát triển liên kết chuỗi dịch vụ logistics

Logistics là dịch vụ phức hợp của rất nhiều khâu, nhiều hoạt động với c ng một mục đích vận chuyển, phân phối lô hàng từ nhà sản suất đến người tiêu thụ. Trong đó hoạt động vận tải đóng vai trị hết sức quan trọng. Tiêu chí vận chuyển “Just In Time” – “đúng loại hàng, đúng số lượng đến đúng địa điểm và vào đúng lúc cần thiết” là mục tiêu của nhà kinh doanh dịch vụ logistics. Để giúp cho các doanh nghiệp trong dây chuyền logistics đạt được mục tiêu “JIT”, nhà kinh doanh dịch vụ logistics cần áp dụng một số giải pháp về tổ chức vận tải, phối hợp nhịp

nhàng gi a mắt xích cảng (ga, bến) với nhà vận tải và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông gi a các thành viên liên quan trong hoạt động vận tải của chu i logistics.

M i doanh nghiệp độc lập khó có thể tự mình phát triển chu i dịch vụ logistics hoàn chỉnh để thực hiện được mục tiêu. Vì vậy, để thúc đẩy sự hoạt động nhịp nhàng các khâu chu i logistics bền v ng, các nhà cung ứng dịch vụ cần thúc đẩy và tạo sự liên kết gi a các khâu, các bộ phận dịch vụ trong toàn chu i. Nhằm tạo ra sự đồng bộ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Trong điều kiện tồn cầu hóa, để thực hiện thành công hoạt động logistics, các doanh nghiệp cần liên kết lại, xây dựng các chu i cung ứng nội địa và chuẩn bị cho mọi sự cần thiết để tham gia vào các chu i cung ứng khu vực và toàn cầu. T y theo lại hình mà các đối tác sẽ thiết lập nên liên kết theo các dạng như sau:

- Chu i liên kết dọc: Công ty hoạt động giao nhận kết hợp với công ty kho bãi, công ty vận tải, môi giới khai thuê hải quan… thành lập chu i có khả năng cung cấp dịch vụ tổng thể.

- Chu i liên kết ngang: Các công ty sản xuất liên kết với nhau để thành lập công ty logistics (công ty con) đủ mạnh, đủ khả năng cung cấp dịch vụ logistics cho các công ty mẹ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ logistics của tổng công ty hàng hải việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)