7. Kết cấu của luận văn
1.2. Phát triển dịch vụ logistics của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
1.2.2. Nguyên tắc phát triển dịch vụ logistics
Cạnh tranh gi a các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics là điều cần thiết, nhằm thúc đẩy và tạo động lực phát triển. Nhưng trong điều kiện hiện nay khi mà các
doanh nghiệp trong nước mới chỉ cung ứng dịch vụ logistics truyền thống, đơn lẻ; quy mô nh và vừa, lao động vừa thiếu lại vừa yếu, chưa có sự hợp tác, liên minh liên kết thì kinh doanh “chụp giật”, manh mún, cạnh tranh bằng cách hạ giá cước làm hàng, hạ giá thành bằng mọi giá để giành quyền làm đại lý cho các cơng ty logistics nước ngồi một cách không lành mạnh là cách thức kinh doanh không bền v ng, không tuân thủ theo quy tắc thị trường, là tiền lệ xấu khiến cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng chiếm lĩnh thị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam.
Để hóa giải vấn đề này, vai trò trước hết là thuộc về các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam. Doanh nghiệp cần phải có quan điểm phát triển dịch vụ logistics đúng đắn, ph hợp với môi trường. Cụ thể các nguyên tắc phát triển dịch vụ logistics bao gồm:
- Phát triển dịch vụ logistics phải đảm bảo tính liên kết dịch vụ, cung cấp dịch vụ logistics logistics trọn gói cho khách hàng.
- Phát triển dịch vụ logistics phải đảm bảo khai thác tối đa nguồn lực của các doanh nghiệp thành viên và doanh nghiệp liên kết…
- Phát triển dịch vụ logistics phải nâng cao tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics th ngồi theo hướng chun mơn hóa để giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh.
- Phát triển dịch vụ logistics cần phải dựa trên kết quả đánh giá chính xác thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp dịch vụ logistics ph hợp và khả thi.