Thực trạng nhân lực tác nghiệp của khách sạn PanPacific Hà Nội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tác nghiệp tại khách sạn pan pacific hà nội (Trang 52 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.1 Khái quát tổ chức và hoạt động khách sạn PanPacific Hà Nội

2.1.4 Thực trạng nhân lực tác nghiệp của khách sạn PanPacific Hà Nội

Kinh doanh khách sạn đòi hỏi số lượng nhân lực tác nghiệp lớn bởi ngành dịch vụ cần có sự tương tác trực tiếp vì vậy nguồn nhân lực có vai trị quan trọng đối với kinh doanh khách sạn. Ta có thể đánh giá được tình hình nhân lực của khách sạn phân theo các tiêu chí khác nhau như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn…..

Theo bảng 2.3, ta có thể thấy tổng số lượng nhân viên giữa nam và nữ tại khách sạn có sự chênh lệch không đáng kể, giao động từ 4% (năm 2018) đến 8% (năm 2019). Tuy nhiên tại các bộ phận có đặc thù cơng việc, chun mơn khác nhau thì số lượng nhân viên nam, nữ tại các bộ phận có sự khác biệt khá lớn. Bộ phận buồng với đặc thù dọn dẹp, sắp xếp, vệ sinh phòng khách sạn cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, chú ý từng chi tiết sẽ phù hợp hơn với lao động nữ. Do đó tại bộ phận này, lao động nữ nhiều hơn lao động nam. Ngược lại, đối với bộ phận bảo vệ cần có sức khỏe, sức vóc, trực đêm để đảm bảo an ninh, an tồn, ứng phó với các tình huống đe dọa an ninh của khách sạn, bảo đảm an toàn cho nhân viên cũng như khách hàng, cần lao động là nam giới, vì vậy hầu hết tại bộ phận này lao động là nam.

Bảng 2.3. Cơ cấu nhân lực tác nghiệp khách sạn Pan Pacific Hà Nội theo độ tuổi và giới tính năm 2018 và 2019

Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019

Số lao động Tỷ lệ Số lao động Tỷ lệ Giới tính Nam 114 54% 127 52% Nữ 98 46% 118 48% Độ tuổi Dƣới 30 tuổi 68 32% 96 39% Từ 30-45 tuổi 91 43% 98 40% Trên 45 tuổi 53 25% 51 21% Tổng 212 100% 245 100%

Lao động tác nghiệp tại khách sạn có độ tuổi chủ yếu từ 30 tuổi trở lên (68% năm 2018 và 61% năm 2019). Đối với nhóm nhân lực tác nghiệp cần sự sức khỏe, ngoại hình, sự nhiệt tình và thân thiện với khách hàng thì đây là một điểm bất lợi của đội ngũ nhân lực tác nghiệp. Đặc biệt tại các bộ phận nhà hàng Ming, nhà hàng

thường kém nhiệt tình hơn so với các nhân viên trẻ. Vì vậy đã có trường hợp khách hàng phàn nàn về thái độ phục vụ của nhân viên, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn. Với bộ phận buồng, giặt là đòi hỏi sức khỏe tốt, làm việc với cường độ cơng việc cao, vì thế lao động nhiều tuổi chiếm số đông sẽ ảnh hưởng tới quá trình làm phịng, cung cấp dịch vụ buồng phòng cho khách sạn. Tuy nhiên năm 2019 khách sạn đã có sự thay đổi trong cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, nhân viên mới được tuyển dụng, lao động dưới 30 tuổi chiếm 39% tăng 7% so với năm 2018. Tỉ trọng lao động từ 30 đến 45 tuổi giảm 3% và lao động trên 45 tuổi giảm 4% so với 2018. Điều này cho thấy khách sạn đã có những bước đầu chú trọng, thay đổi cơ cấu nhân lực theo độ tuổi, tạo nguồn lao động trẻ nhiệt huyết, chất lượng cao, đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành khách sạn, du lịch trong tương lai.

Ngoài kỹ năng tay nghề, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc thì trình độ chun mơn của nhân lực tác nghiệp cũng phản ánh chất lượng nhân lực tác nghiệp. Người lao động cần được đào tạo những kiến thức cơ bản nhất cho đến các kiến thức nâng cao để có thể làm việc. Ngành dịch vụ có tính chất phức tạp, đòi hỏi người lao động được đào tạo có kiến thức cao, tư duy dịch vụ để đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Bên cạnh đó ngành quản trị khách sạn, du lịch thường là trường đào tạo từ trung cấp, cao đẳng trở lên mới có chuyên ngành riêng, đào tạo được chuyên sâu các kỹ năng, kiến thức đặc thù, cần thiết của ngành dịch vụ.

Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực tác nghiệp khách sạn Pan Pacific Hà Nội theo trình độ học vấn năm 2018 và 2019 Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%) Sau đại học 3 1% 7 3% Đại học 59 28% 78 32% Trung cấp, Cao đẳng 101 48% 116 47% Lao động phổ thông 49 23% 44 18% Tổng 212 100% 245 100%

Nhân lực tác nghiệp tại khách sạn trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm tỉ lệ cao nhất, tỉ lệ nhân lực trình độ đại học có tỉ lệ cao thứ hai và thấp nhất là nhân lực trình độ sau đại học. Điều này thể hiện chất lượng nhân lực tác nghiệp tại khách sạn trình độ chưa cao, tỉ lệ lao động trình độ trung học phổ thông và trung cấp, cao đẳng lớn, trình độ cao học rất ít, chỉ chiếm 1%-3% trên tổng số lao động tác nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tác nghiệp tại khách sạn pan pacific hà nội (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)