Về các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tác nghiệp tại khách sạn pan pacific hà nội (Trang 58 - 62)

7. Kết cấu luận văn

2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng nhân lực tác

2.3.1 Về các yếu tố bên ngoài

Sự phát triển của khoa học công nghệ: Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, trong nhiều ngành sản xuất, yếu tố con người đã được tay thế bởi máy móc, dây truyền tự động. Tuy nhiên với đặc thù ngành dịch vụ khách sạn du lịch, yếu tố con người khó có thể thay thế, sản phẩm được tạo ra và sử dụng đồng thời chứ không sản xuất trước và lưu kho, con người trực tiếp tạo ra sản phẩm chứ khơng phải

máy móc. Nhưng trong q trình vận hành, tác nghiệp, nhân viên trong khách sạn phải sử dụng các phần mềm quản lý, hỗ trợ như Opera, Smile để cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phối hợp với các bộ phận liên quan một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhân viên lễ tân, nhân viên buồng phòng hoặc nhân viên nhà hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ cần sử dụng thành thạo phần mềm để kiểm tra phịng trống, phịng sạch, thơng tin khách hàng, đặt bàn, gọi món trước, thanh tốn cho khách… Trước đây, khi khách hàng gọi món tại nhà hàng, nhân viên có thể viết vào giấy và thông báo cho bếp nấu, thu ngân sẽ nhập liệu vào máy và tính tiền. Nhưng việc ghi chép thủ công như vậy sẽ tốn thời gian và khơng đảm bảo sự chính xác, với phần mềm mới, nhân viên sẽ ghi nhận gọi món của khách trực tiếp trên hệ thống qua các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại thông minh, thông tin sẽ được ghi nhận và chuyển về bếp và thu ngân, đồng thời số lượng thực phẩm, hàng hóa trong kho sẽ được trừ đi tương ứng với món ăn khách gọi. Nếu khách hàng ở khách sạn trong nhiều ngày, sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, quán bar, bể bơi, mát xa… tại khách sạn sẽ khơng cần phải thanh tốn cho mỗi lần sử dụng dịch vụ mà các bộ phận chỉ cần nhập thông tin lên hệ thống, khi thanh tốn trả phịng, nhân viên lễ tân sẽ thanh toán tất cả các dịch vụ khách đã sử dụng trong những ngày khách lưu trú trong một lần. Điều này giúp quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh chóng, tiện lợi, giảm bớt thời gian chờ đợi, các bộ phận liên quan nắm bắt thông tin, phối hợp nhịp nhàng để cung cấp dịch vụ tổng thể, toàn diện, đạt chất lượng cao cho khách. Ngồi ra phần mềm cịn cung cấp cho nhà quản lý cơng cụ kiểm sốt ngun liệu đầu vào, đầu ra, chi phí một các hiệu quả, chính xác. Do đó chất lượng nhân lực cần phải được nâng cao đáp ứng với các yếu tố khoa học công nghệ để sử dụng, ứng dụng trong công việc, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Sự phát triển của giáo dục – đào tạo: Trước đây các công việc ngành khách sạn du lịch còn chưa được biết tới nhiều, việc tuyển dụng nhân lực của khách sạn Pan Pacific còn chưa đề cao các yếu tố về bằng cấp chun mơn, trình độ tay nghề, kĩ năng, các nhân viên thường sẽ nhìn và học từ những người đi trước hoặc đào tạo qua các khóa đào tạo chun mơn của tập đồn. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động hiện nay, những người học vấn thấp, kỹ năng, tay

nghề thấp hoặc khơng có nghề khó có thể cạnh tranh được với những người có trình độ, kỹ năng chun mơn cao. Nhiều trường đại học đã mở những khoa đào tạo riêng về chuyên ngành khách sạn du lịch, liên kết với các trường đại học nước ngoài để đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy nhân lực từ ngành khách sạn du lịch hiện nay đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng, đặc biệt là ngoại ngữ. Sự phát triền của giáo dục và đào tạo đang dần thay đổi, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành khách dịch vụ khách sạn du lịch nói riêng và cho xã hội nói chung.

Sự phát triển của thị trường lao động: Mở cửa kinh tế, tồn cầu hóa và hội nhập đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, cơ cấu việc làm cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, sự phát triển của thị trường lao động như một yếu tố khách quan tác động đến việc nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp bởi thông tin lao động việc làm là toàn diện sự cạnh tranh việc làm trở nên gay gắt nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Các tập đoàn khách sạn lớn như Accor, Intercontinential, Marriott, Wyndham… mở rộng phạm vi phát triển tại khắp các vùng miền Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã tạo ra một thị trường lao động sôi động, nhiều cơ hội việc làm. Chỉ riêng với tập đoàn Accor sở hữu và quyền hoạt động 4.200 khách sạn tại 92 quốc gia trên khắp 5 châu lục. Người lao động không chỉ làm việc trong nước mà cịn có thể làm tại các quốc gia khác, với vô vàn cơ hội, lựa chọn việc làm mà không bị ràng buộc bởi yếu tố địa lý. Cũng chính bởi thị trường lao động mở, sự cạnh tranh lao động khơng cịn trong mỗi quốc gia mà cịn cạnh tranh trên tồn thế giới, địi hỏi chất lượng nguồn nhân lực cao để đáp ứng với thị trường trong và ngoài nước.

Sự phát triển của y tế: Hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe được đầu tư nâng cấp sẽ nâng cao tuổi thọ, sức khỏe cho dân cư cũng như nhân lực. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn dinh dưỡng, phòng bệnh tật, … được quan tâm sẽ đảm bảo cho thế hệ tương lai có trí lực và thể lực khỏe mạnh, nâng cao thể lực và tầm vóc trung bình của người dân Việt

Nam. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lượng nhân lực của tồn xã hội cũng như của doanh nghiệp nói riêng.

Mơi trường xã hội, dân cư, tự nhiên bao gồm: Truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi, nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy luật khí hậu, thời tiết,… của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng lớp dân cư và quốc gia. Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hóa, mơi trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động nói riêng. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về số lượng mà cả về cơ cấu nhân lực, triết lí, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế: Bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa phương nói riêng, thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, sức mua của đồng tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cá nhân, mức sống và tích lũy của các tầng lớp dân cư,… các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp.

Môi trường pháp lý: Bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động,… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng hoạch định các chính sách tạo mơi trường pháp lý cho sự phát triển nhân lực cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục, chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế, chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an tồn vệ sinh lao động,…

Các yếu tố chính trị: Về cơ bản, nền chính trị ở nước ta tương đối ổn định vững vàng, đường lối phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các mục tiêu kinh tế gắn với lợi ích của nhân dân. Sự gia nhập WTO, TPP… đã tạo nên những cơ hội và thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình trong q trình hội nhập quốc tế, điều này địi hỏi mỗi doanh nghiệp phải

xây dựng được cho mình một NNL đủ mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh khi hội nhập.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao chất lượng nhân lực tác nghiệp tại khách sạn pan pacific hà nội (Trang 58 - 62)