.2 Mẫu phiếu đánh giá lựa chọn cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại tổng công ty hóa dầu petrolimex – công ty cổ phần (Trang 82 - 84)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Tên cơ sở đào tạo: ......................................................................................

Chƣơng trình đào tạo:…...............................................................................

Ghi chú:

………………………………………………………………………………… …………

STT Tiêu chí Trọng số Đánh giá Tổng điểm

1 Uy tín về đào tạo trong những năm gần đây. 2 Mức độ đa dạng dịch vụ đào tạo có khả

năng cung cấp.

3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị. 4 Khả năng đáp ứng phù hợp với yêu cầu về

đào tạo của doanh nghiệp.

5 Năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. 6 Chi phí đào tạo.

(Ký và ghi họ tên)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Với phƣơng pháp đánh giá trên, ngƣời đánh giá – phòng Tổ chức nhân sự sẽ tiến hành các bƣớc:

- Lập danh sách các cơ sở đào tạo tƣơng ứng với chƣơng trình dự kiến đào tạo. - Cho điểm trọng số mức độ quan trọng của từng tiêu chí tùy thuộc vào chƣơng trình đào tạo. Ví dụ với các chƣơng trình đào tạo tin học, tiêu chí cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị sẽ có trọng số cao hơn trong khi các khóa đào tạo kỹ năng ƣu tiên tiêu chí năng lực, trình độ của đội ngũ giảng viên hơn. Tổng trọng số = 1 (hoặc 100%)

- Chấm điểm đánh giá từng tiêu chí cho các cơ sở. - Nhân điểm đánh giá với tiêu chí và tính điểm tổng.

- Lựa chọn cơ sở đào tạo có tổng điểm cao hơn, trong trƣờng hợp điểm tƣơng đƣơng nhau – lựa chọn cơ sở đào tạo có điểm thành phần ƣu tiên (trọng số cao) cao hơn.

Trong quá trình đào tạo, nhà quản trị cũng cần thƣờng xuyên theo dõi chƣơng trình đào tạo, đánh giá các cập nhật nội dung, hình thức của cơ sở đào tạo. Nhà quản trị có thể đề nghị thay dổi phƣơng pháp giảng dạy, đánh giá tƣơng tác của ngƣời đƣợc cử đi học với chƣơng trình giảng dạy trong quá trình đào tạo để phù hợp với mục tiêu đào tạo.

3.2.4 Về đá á đ tạo nhân lực tại Tổng công ty

Hiệu quả chung của công tác đào tạo nhân lực đƣợc đánh giá trực tiếp thông qua năng suất lao động, tỷ lệ sai hỏng của sản phẩm, tỷ lệ mắc lỗi trong quá trình làm việc hoặc gián tiếp thông qua tổng hợp các chỉ tiêu nhƣ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của tồn Tổng cơng ty. Nếu chi phí đào tạo hàng năm tăng lên nhƣng doanh thu vẫn khơng tăng thì lúc đó hiệu quả đánh giá đƣợc coi là khơng có, hay khơng hiệu quả. Tƣơng tự chỉ tiêu doanh thu, hiệu quả công tác đào tạo tỷ lệ thuận với lợi nhuận của Tổng công ty và ngƣợc với hai chỉ tiêu trên là chỉ

tiêu chi phí, hiệu quả đào tạo cao sẽ làm giảm chi phí trên cùng một đơn vị sản phẩm do tiết kiệm đƣợc nguyên vật liệu, nhân công lao động. Việc đánh giá hiệu quả đào tạo thƣờng gặp khó khăn do các chỉ tiêu đánh giá đều có thể phụ thuộc vào các yếu tố gây nhiễu khác nên phòng Tổ chức nhân sự cần thiết lập phƣơng pháp đánh giá hiệu quả dựa trên tổ hợp nhiều chỉ tiêu.

Ban lãnh đạo Tổng công ty vẫn chƣa thực sự chú trọng vào hoạt động đánh giá đào tạo nhân lực tại Tổng công ty. Công tác đánh giá mới chỉ dựa vào bảng điểm của các bài kiểm tra sau khóa đào tạo, các chứng chỉ tốt nghiệp đƣợc các trung tâm đào tạo cấp sau khi kết thúc khóa học, và một phần từ những đánh giá rất cảm tính từ phía học viên đƣợc tổng hợp từ các bảng khảo sát sau khi tham gia mỗi khóa đào tạo.

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo nhân lực tại Tổng công ty, cần áp dụng một số giải pháp về đánh giá đào tạo nhân lực nhƣ sau:

- Thực hiện kiểm tra lớp học đột xuất, chú trọng đến kiểm tra nội dung, ý thức cụ thể của cả học viên lẫn giảng viên chứ không chỉ điểm danh đơn thuần. Số lƣợng và thời gian các đợt kiểm tra đánh giá nên đƣợc tiến hành ngẫu nhiên trong các khóa học, tránh học viên nắm bắt đƣợc thói quen và tìm cách thích nghi chống đối.

Phịng Tổ chức nhân sự có thể cử ngƣời trong phòng tham gia học cùng khác khóa đào tạo nhân sự hoặc cử cán bộ trực tiếp của học viên học cùng. Trong và sau khi kết thúc khóa học có báo cáo lại cho phòng Tổ chức nhân sự nhằm đánh giá khách quan về khóa đào tạo. Việc tăng cƣờng đánh giá kết quả học tập giúp phòng Tổ chức nhân sự xác định đƣợc các vấn đề trong chƣơng trình đào tạo để có thể điều chỉnh cho phù hợp ngay trong chƣơng trình đào tạo hoặc rút kinh nghiệm các khóa đào tạo sau, để các buổi đào tạo sau đạt kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) đào tạo nhân lực tại tổng công ty hóa dầu petrolimex – công ty cổ phần (Trang 82 - 84)