Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 29 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Các nội dung lý thuyết cơ bản về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục

Cục Thuế địa phương

1.2.4.1. Các yếu tố khách quan

Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới tồn cầu hóa kinh tế là tất yếu khách quan. Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế về thuế ngày càng sâu rộng, nhằm khuyến khích đầu tư, tự do hóa thương mại trong khu vực và trên thế giới. Hệ thống pháp luật sẽ dần được hoàn thiện, xây dựng hệ thống chính sách thuế tương thích, cơng tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đại hóa theo các chuẩn mực quản lý thuế quốc tế, cơ sở trang thiết bị vật chất kỹ thuật ngày càng được hiện đại hóa và số lượng người nộp thuế không ngừng tăng lên nhanh chóng …. Tất cả những biến đổi trên đều tác động lớn tới hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hồn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cũng hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế được tiến hành thuận lợi, có tính chính xác và hiệu quả cao hơn.

Cùng với sự gia tăng về số lượng người nộp thuế sẽ là sự đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh, kèm theo đó là sự phức tạp, tinh vi hơn về thủ đoạn trốn, tránh, gian lận thuế của người nộp thuế, gây khó khăn trong việc phát hiện và xử lí kịp thời các vụ gian lận, ẩn lậu thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nước. Do đó, số lượng người nộp thuế ngày càng tăng sẽ là một thách thức không nhỏ đối với công tác thanh tra, kiểm tra.

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí được nâng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế cũng như ý thức tự tuân thủ của người nộp thuế ngày càng được cải thiện, bởi họ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cũng vì sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật thuế mà khả năng, thủ đoạn trốn, tránh thuế của người nộp thuế cũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, gây khó khăn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phá hiện ra các gian lận, giảm hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế.

Mơ hình quản lý thuế

Quản lý thuế là hoạt động quản lý của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện, thông qua việc tổ chức, điều hành bộ máy ngành thuế, thực hiện hệ thống chính sách pháp luật thuế và hệ thống các quy trình quản lý thu để động viên một phần thu nhập từ lao động, của cải, vốn, từ việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và từ việc lưu giữ, chuyển dịch tài sản của các cá nhân và tổ chức vào Ngân sách nhà nước nhằm trang trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Quản lý thuế được thực hiện theo những mơ hình quản lý nhất định. Mỗi mơ hình có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Mơ hình quản lý theo sắc thuế

Đây là mơ hình được tổ chức sớm nhất trong hoạt động quản lý thuế, được áp dụng trên nguyên tắc “sắc thuế”. Theo mơ hình này, cơ quan thuế được tổ chức thành các bộ phận (phòng, ban) riêng biệt để chuyên trách quản lý một sắc thuế cụ thể. Mỗi phòng, ban thực hiện tất cả các chức năng, các nghiệp vụ để quản lý thu đối với một hoặc một vài sắc thuế. Mơ hình quản lý theo sắc thuế áp dụng có hiệu quả ở cơ quan thuế Trung ương do nhiệm vụ của cơ quan này là nghiên cứu, ban hành chính sách, chế độ thu.

Mơ hình này có tính chun mơn hóa theo sắc thuế cao nên nó phát huy hiệu quả cao nhất trong trường hợp thanh tra, kiểm tra một sắc thuế nhưng đối với thanh tra, kiểm tra một doanh nghiệp nộp nhiều loại thuế khác nhau lại xảy ra hiện tượng chồng chéo về chức năng giữa các phịng, ban vì phịng quản lý theo sắc thuế có chức năng thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế có phát sinh sắc thuế do phòng quản lý. Chức năng thanh tra, kiểm tra nằm ở tất cả các phòng trong hệ thống quản lý thuế cấp cơ sở. Mặt khác, ở phòng, ban nào cũng có các bộ phận nghiệp vụ thực hiện các công việc như nhau, dẫn đến biên chế quản lý lớn, làm chi phí quản lý tăng lên… Trong khi rủi ro thất thu thuế vẫn cao do các chức năng, nghiệp vụ quản lý thuế được khép kín, độc lập trong một phịng, ban riêng biệt, khơng có sự liên kết nào giữa các phòng, ban

nên hiện tượng thông đồng để trốn thuế giữa doanh nghiệp và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế khó phát hiện. Ngồi ra, trình độ chun mơn của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế khơng được tồn diện do kỹ năng của họ là một sắc thuế. Do vậy, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế khơng cao.

- Mơ hình quản lý theo chức năng

Theo mơ hình này, bộ máy quản lý thuế được tổ chức theo các nhóm chức năng, mỗi bộ phận thực hiện một cơng việc nghiệp vụ cụ thể có liên quan đến tất cả các sắc thuế như: Đăng ký thuế, Xử lý tờ khai thuế và Kế toán thuế, Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, Thanh tra, kiểm tra thuế, thu nợ và cưỡng chế nợ thuế… Bộ phận thanh tra, kiểm tra được tổ chức theo mơ hình chun mơn hóa cao. Mỗi phịng, tổ thanh tra, kiểm tra thực hiện một chức năng riêng biệt, chỉ thực hiện một chức năng cụ thể của hoạt động thanh tra, kiểm tra. Mơ hình này địi hỏi cán bộ thanh tra, kiểm tra ngoài việc hiểu sâu chính sách thuế, chế độ kế toán cịn phải có kỹ năng về tin học, kỹ năng sắp xếp, phân loại dữ liệu, phân tích đánh giá rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật kịp thời các tiêu chí lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế.

Mơ hình này thích ứng với mọi sự thay đổi về người nộp thuế và tạo ra sự kiểm tra chéo giữa các cán bộ thuế ở các bộ phận khác nhau, hạn chế tiêu cực nên giảm nguy cơ gian lận thuế, thất thu thuế bởi bất kỳ sự thông đồng nào giữa người nộp thuế và cán bộ thuế đều dễ bị phát hiện. Đồng thời khắc phục được sự trùng lắp về chức năng thanh tra, kiểm tra giữa các phịng ban theo mơ hình quản lý thu theo sắc thuế và góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, theo mơ hình này, thơng tin về người nộp thuế bị phân tán nên khi cần thông tin đầy đủ về người nộp thuế để tiến hành thanh tra, kiểm tra phải mất nhiều thời gian để tổng hợp thông tin từ các phòng chức năng khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thanh tra, kiểm tra.

- Mơ hình quản lý theo người nộp thuế

hình này, người nộp thuế được phân loại để quản lý theo nhóm trên cơ sở đặc điểm và mức độ tuân thủ pháp luật thuế. Mỗi phòng, ban trong cơ quan thuế sẽ chịu trách nhiệm quản lý một hoặc một số nhóm đối tượng cụ thể.

Do có sự chun mơn hóa theo đối tượng, kết hợp với chun mơn hóa theo sắc thuế nên thông tin về người nộp thuế được tập trung khá đầy đủ tại các phòng ban tương ứng trình độ và năng lực của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế, phù hợp với yêu cầu quản lý, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra người nộp thuế.

Tuy nhiên, mơ hình này địi hỏi phải có một đội ngũ các cán bộ thanh tra, kiểm tra có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao vì họ phải tiếp xúc và xử lí nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều sắc thuế của nhiều đối tượng nộp thuế. Ngoài ra, mơ hình cịn có nhược điểm là người nộp thuế chịu sự quản lý của một phòng, ban cụ thể nên vẫn có khả năng xảy ra tiêu cực trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.

Cán bộ thuế do phải thực hiện công tác quản lý thuế, nếu thực hiện thanh tra, kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế sẽ không đảm bảo thời gian và hiệu quả của cơng tác quản lý khác. Đối với phịng thanh tra phải kiêm nhiệm các chức năng: thanh tra người nộp thuế, thanh tra nội bộ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phối hợp, cộng tác với các ban ngành như Công an, hải quan, quản lý thị trường..., dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra chưa được chun mơn hóa cao. Trên cơ sở các mơ hình quản lý thuế cơ bản này, mỗi quốc gia sẽ lựa chọn mơ hình quản lý thuế phù hợp theo đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội và trình độ quản lý của mình, có thể là một trong các mơ hình cơ bản hoặc mơ hình quản lý thuế kết hợp 2 hoặc cả 3 mơ hình cơ bản trên.

Cơ chế quản lý thuế

Trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, người nộp thuế phải hiểu biết đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình, tự kê khai, tự tính số thuế phải nộp và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả sản xuất kinh doanh của mình và chính sách chế độ về thuế mà không

cần sự xác nhận trực tiếp của cơ quan thuế. Trên cơ sở số thuế đã khai, cơ sở kinh doanh chủ động nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, người nộp thuế được áp dụng các thủ tục kê khai, nộp thuế đơn giản, thuận lợi và được hướng dẫn, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao nhằm tạo thuận lợi cho việc tự giác tuân thủ nghĩa vụ thuế theo quy định.

Thực hiện quản lý thuế theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, bộ máy quản lý thuế ở các cơ quan thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng, bao gồm các chức năng chính: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, Kê khai và kế toán thuế, Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Thanh tra, Kiểm tra thuế. Trong đó, chức năng thanh tra, kiểm tra thuế là chức năng trọng tâm của cơ quan thuế trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về người nộp thuế (từ tờ khai, báo cáo tài chính và các thơng tin từ các nguồn khác) để phân tích, đánh giá, xác định theo các tiêu chí đánh giá rủi ro, từ đó lựa chọn người nộp thuế cần thanh tra, kiểm tra và nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra phù hợp. Do đó các thơng tin này phải đầy đủ, chính xác, dễ truy cập, có liên kết chặt chẽ với nhau qua một hệ thống nhận diện duy nhất (Mã số thuế). Các thông tin về người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra được cập nhật ngay khi có biến động trên cơ sở dữ liệu chung do Tổng Cục Thuế quản lý và được chia sẻ, khai thác trên phạm vi cả nước. Thơng tin phải mang tính lịch sử và trung thực.

Với một nguồn lực hạn chế, cơ quan thuế phải xây dựng một cơ chế thanh tra, kiểm tra để phân bổ hiệu quả nguồn lực nhằm giám sát tốt nhất hoạt động của người nộp thuế, kịp thời phát hiện và xử lý người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế, vừa nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của người nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật thuế, giảm phiền hà, vừa tơn trọng, khuyến khích các người nộp thuế tuân thủ nghiêm túc pháp luật thuế. Để đáp ứng yêu cầu này, cơ quan thuế đã thực hiện chính sách thanh tra, kiểm tra dựa trên phương pháp quản lý rủi ro tuân thủ. Theo đó, trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin về người nộp thuế, tiến hành phân tích, đánh giá và phân loại người

nộp thuế theo mức độ rủi ro vi phạm về thuế để lựa chọn đối tượng cần thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc:

- Tập trung thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế; thanh tra, kiểm tra bộ phận hoặc hướng dẫn, nhắc nhở người nộp thuế vi phạm không nghiêm trọng; hạn chế tối đa thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế chưa phát hiện vi phạm pháp luật thuế.

- Tăng cường thực hiện hình thức kiểm tra tại cơ quan thuế; hạn chế thanh tra, kiểm tra tràn lan tại cơ sở người nộp thuế.

- Hạn chế thanh tra, kiểm tra toàn diện, tập trung thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm (thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo nhóm ngành, nghề, theo lĩnh vực và theo sắc thuế).

1.2.4.2. Các yếu tố chủ quan

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác thanh tra, kiểm tra của ngành thuế, công việc này được tiến hành hàng năm nhằm đạt được các mục tiêu:

- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra, kiểm tra. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. - Khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế.

Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thì cơ quan thuế phải xây dựng được chương trình thanh tra, kiểm tra hiệu quả. Chương trình thanh tra, kiểm tra là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền vững và đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp khác tác động đến hành vi của người nộp thuế.

Như vậy, việc xây dựng một kế hoạch thanh tra, kiểm tra là yêu cầu cần thiết của ngành thuế. Khi người nộp thuế thấy được rằng một chương trình thanh tra, kiểm tra hiệu quả đang hoạt động thì ý thức tự giác tuân thủ sẽ tốt hơn (kể cả các người nộp thuế chưa bị thanh tra, kiểm tra), đồng nghĩa với việc cơ quan thuế thu đúng và thu đủ số thuế phát sinh.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Để có thể lựa chọn được đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thì cán bộ thanh tra, kiểm tra phải thực hiện được những yêu cầu: tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến người nộp thuế; hiểu và áp dụng các tiêu thức lựa chọn người nộp thuế thanh tra, kiểm tra; đưa ra quyết định lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra dựa trên những hiểu biết và sự đánh giá chuyên nghiệp về người nộp thuế.

Cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế phải được đào tạo nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro để lựa chọn đúng người nộp thuế đưa vào kế hoạch thanh thanh tra, kiểm tra. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế được sự lãng phí về thời gian và nguồn lực của cơng tác thanh tra, kiểm tra. Mặt khác cán bộ thuế cần phải có những kỹ năng cơ bản về sử dụng máy tính để có thể khai thác và sử dụng được thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công việc.

Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế chỉ có thể thực hiện đươc một cách có hiệu quả khi ngành thuế xây dựng được một hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác và kịp thời với sự hỗ trợ hiệu quả của công nghệ thông tin hiện đại. Nếu không, các vấn đề rủi ro sẽ không thể được phát hiện đầy đủ chính xác và xử lý kịp thời. Đây là điểm đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 29 - 37)