Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 63 - 68)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

2.2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã chuyển dần từ thanh tra toàn diện sang thanh tra chuyên đề theo nội dung vi phạm, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam.

Sự chuyển hướng thanh tra từ thanh tra toàn diện sang thanh tra hạn chế, thanh tra theo chuyên đề đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước sau thanh tra, giảm chi phí thanh tra… Thơng qua thanh tra hạn chế, thanh tra theo chuyên đề, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã đánh giá chính xác hơn các nhóm người nộp thuế theo ngành nghề, lĩnh vực; tổng kết về những nhóm dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, cách thức phát hiện vi phạm… hỗ trợ hiệu quả cho công tác phát hiện, xử lý và ngăn chặn vi phạm pháp luật thuế nói riêng và cơng tác quản lý thuế nói chung.

2.2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tra thuế

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tác giả sử dụng phiếu khảo sát cán bộ quản lý, cán bộ thực hiện công tác thanh tra kiểm tra thuế và người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam.

Phiếu khảo sát được thiết kế theo dạng câu hỏi, các nội dung khảo sát được thực hiện theo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế cấp tỉnh, người được khảo sát trả lời theo 5 cấp độ: Rất kém (1 điểm); Kém (2 điểm), trung bình (3 điểm), khá (4 điểm) và tốt (5 điểm).

Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, trong đó có 50 phiếu cho cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế; 100 phiếu khảo sát người nộp thuế. Số phiếu thu về được xử lí trên phần mềm Excel, kết quả cụ thể như sau:

2.2.5.1. Về phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

* Chuyển đổi phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro

Hoạt động thanh tra thuế được tiến hành dựa trên cơ sở từng bước phaant ích, đánh giá, nhận định rủi ro về thuế. Cục Thuế và các Chi Cục Thuế tập trung thu thập thông tin, dữ liệu hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, xây dựng các tiêu chi cơ bản để lựa chọn danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ kê khai thuế như tiêu chí quy mơ, ngành nghề, mức độ biến động bất thường của các chỉ tiêu trên hồ sơ khai thuế … thực hiện phân loại rủi ro và keierm tra thường xuyên hàng thàng đối với những người nộp thuế lớn hoặc có dấu hiệu, nguy cơ vi phạm luật thuế cao. Thông qua việc tăng cường xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin giúp Cục Thuế tỉnh Hà Nam nhận diện, cảnh báo rủi ro phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế, giám sát kê khai thuế của người nộp thếu tại trụ sở cơ quan thuế đã dần được nâng cao về tính khách quan, bao quát và chất lượng.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đã từng bước được kế hoạch hóa và việc tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế chỉ được tiến hành sau khi Cục Thuế tỉnh Hà Nam hoàn thanh việc phân tích, xác định mức độ vi phạm. Sự chuyển hướng từ thanh tra, kiểm tra toàn diện sang thanh tra hạn chế, thanh tra theo chuyên đề đã góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, giảm chi phí thanh tra.

Thơng qua việc thanh tra, kiểm tra hạn chế, thanh kiểm tra theo chuyên đề, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã đánh giá chính xác hơn các nhóm người nộp thuế theo từng ngành nghề, lĩnh vực, tổng kết những dấu hiệu vi phạm luật thuế, cách thức vi phạm … hỗ trợ hiệu quả cho công tác phát hiện, xử lí và ngăn chặn vi phạm luật thuế và công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam.

Sơ đồ 2.7. Kết quả khảo sát, đánh giá về quy trình, phương pháp thanh tra thuế

Nguồn: Kết quả khảo sát

* Thực hiện quy trình thanh tra thuế

Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra thuế, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, xử lý và ngăn chặn các hành vi không tuân thủ pháp luật thuế... quy trình thanh tra thuế đã được Tổng Cục Thuế ban hành, áp dụng thống nhất toàn quốc và thường xuyên được đánh giá, xem xét để có những điều chỉnh thích hợp. Có thể thấy, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã thực hiện quy trình thanh tra thuế hiện nay một cách đầy đủ đã góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra thuế, hạn chế các hành vi tiêu cực của cán bộ thu thuế.

Kết quả khảo sát về quy trình và phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam cho thấy: về lựa chọn đối tượng được đánh giá với 68% số phiếu trả lời khá, 17% trả lời tốt;

Việc phân tích, đánh giá trước khi tiến hành thanh tra của Cục Thuế được đánh giá với 66% khá, 13% đánh giá tốt trong số các phiếu trả lời.

0 0 0 0 0 0 0 3 7 5 9 24 27 5 12 14 16 26 21 31 18 68 66 70 63 27 21 74 17 13 9 2 28 21 3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Lựa chọn đối tượng Phân tích trước thanh tra Tìm hi ểu NNTCác thủ tục, phương pháp thanh tra Tra o đổi thống nhất dự thả o BB tha nh tra Hướng dẫn NNT thực hiện kết luận thanh tra Đôn đốc NNT thực hi ện kết l uậ n thanh tra

Việc tìm hiểu người nộp thuế và hướng dẫn thống nhất khi công bố quyết định thanh tra với 70% số phiếu đánh giá khá, 9% số phiếu đánh giá tốt.

Việc thực hiện các thủ tục và phương pháp thanh tra với 63% số người được hỏi đánh giá khá, chỉ có 2% đánh giá tốt.

Trao đổi, thống nhất biên bản thanh tra có 24% số phiếu đánh giá khá, 28% đánh giá tốt.

Về công tác hướng dẫn người nộp thuế thực hiện quyết định thanh tra có 21% đánh giá khá và 21% đánh giá tốt.

Đôn đốc và giám sát người nộp thuế thực hiện kết luận thanh tra với 74% số phiếu trả lời ở mức khá, 3% ở mức tốt

Như vậy, về thực hiện quy trình và phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam cơ bản được đánh giá khá và tốt là trên 50%, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy ở phần thủ tục, phương pháp thanh tra, giải thích hướng dẫn của cán bộ thuế đối với người nộp thuế, nội dung hướng dẫn thực hiện là những nội dung có số phiếu đánh giá mức độ trung bình khá cao. Đây cũng là một thực tế mà Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần sớm điều chỉnh và thay đổi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu và hỗ trợ tốt hơn người nộp thuế.

2.2.5.2. Nguồn nhân lực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra

Trên cơ sở hệ thống tổ chức bộ máy của chức năng thanh tra, kiểm tra thuế được hình thành theo hệ thống xuyên suốt từ Trung ương đến đại phương, ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Hà Nam luôn dành sự quan tâm dặc biệt cùng nhiều giải pháp để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra thuế cả về số lượng và chất lượng.

Xét về tổng thể, tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam là chưa phù hợp nếu xét trên tỉ lệ số người nộp thuế đang hoạt động trên số cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế của Cục.

Mặt khác, việc được phân công quá nhiều nhiệm vụ quản lý thuế khác nhau cho bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế cũng khiến cho các cán bộ làm thanh tra, kiểm tra thuế bị quá tải, không tập trung được cho nhiệm vụ chính là thanh tra, kiểm tra thuế.

Xét về khả năng kết nối, hỗ trợ giữa các cấp, có thể thấy sự liên kết giữa Cục Thuế và các bộ phận khác còn hạn chế đặc biệt là với các sở ngành như công thương, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng …

Tiếp theo chính là chuyên môn mà các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế được đào tạo trước tuyển dụng khơng đồng đều, cịn khoảng cách rất lớn so với yêu cầu công việc. Xét về kiến thức thuế, kế tốn… cịn một bộ phận không nhỏ cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa từng được đào tạo dài hạn, cơ bản. Các kiến thức về pháp luật, kiến thức kinh tế ngành, quản trị doanh nghiệp… của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế hơn nữa. Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thanh tra thuế và các kỹ năng bổ trợ khác tuy gần đây được chú trọng nhưng vẫn còn rất yếu và rất thiếu… Nhìn chung, chất lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế còn thiếu hụt nhiều kiến thức và kĩ năng để phục vụ cho hoạt động thanh kiểm tra thuế trong bối cảnh thực hiện cơ chế tự khai thuế, tự nộp thuế và thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế quản lý rủi ro. Ngoài ra, yếu tố tâm lý ngại thay đổi, ngại áp dụng các phương pháp kỹ thuật mới hoặc đánh giá không đúng mức về yêu cầu cải cách trong hoạt động thanh tra của một bộ phận cán bộ thanh kiểm tra thuế, đặc biệt là nhóm cán bộ có thâm niên cao, có nhiều kinh nghiệm cũng làm hạn chế rất nhiều sức mạnh của nguồn nhân lực thanh tra thuế của Cục Thuế tỉnh Hà Nam hiện nay… Kết quả khảo sát đánh giá cụ thể được thể hiện tại sơ đồ sau:

Sơ đồ: 2.8. Kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ thanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 63 - 68)