Thực trạng thực hiện các nội dung quá trình thanh tra, kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 58 - 63)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quá trình thanh tra, kiểm tra thuế

phạt 23.756 triệu đồng, giảm lỗ 33.548 triệu đồng, giảm thuế GTGT là 5.472 triệu đồng.

Năm 2018 thực hiện kiểm tra 355 đối tượng, truy thu xử phạt 34.146 triệu đồng, giảm lỗ 64.482 triệu đồng và giảm thuế GTGT là 11.248 triệu đồng.

Năm 2019, Cục Thuế đã kiểm tra 523 đối tượng nộp thuế tại trụ sở người nộp thuế, truy thu xử phạt đạt con số kỉ lục 45.248 triệu đồng, giảm lỗ 76.145 triệu đồng và giảm thuế GTGT là 17.548 triệu đồng.

Như vậy, trong giai đoạn 2016-2019 Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã đẩy mạnh thực hiện kiểm tra giúp phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả việc gian lận, trốn lậu thuế, giảm thất thu ngân sách đồng thời giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn được minh bạch hơn, công bằng hơn, ngăn ngừa được những ý định trốn thuế ngay từ khi mới manh nha hình thành.

2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quá trình thanh tra, kiểm tra thuế thuế

2.2.3.1. Tổ chức mơ hình thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

Hiện nay công tác thanh tra, kiểm tra thuế của Việt Nam nói chung và của Cục Thuế tỉnh Hà Nam nói riêng được tổ chức theo cơ chế quản lý rủi ro. Thực tế đã chứng minh thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro là phương pháp tiên tiến và được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thanh tra, kiểm tra thuế theo rủi ro giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế; cơ quan thuế có thể nhanh chóng tập trung vào những ngành (lĩnh vực) có nguy cơ gây thất thu lớn nhất; phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quản lý thuế và nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

Cơ chế thanh tra, kiểm tra theo kỹ thuật quản lý rủi ro tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam được thể hiện theo mô hình dưới đây:

Sơ đồ 2.5. Mơ hình thanh tra, kiểm tra theo tiêu chí phân loại

Nguồn: Nguyễn Diệu Thủy [17]

Với mô hình này, hàng năm Cục Thuế tỉnh Hà Nam căn cứ vào kết quả phân loại đối tượng nộp thuế để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho năm tiếp theo, các đối tượng nộp thuế được phân thành 3 nhóm, nhóm vi phạm nghiêm trọng sẽ được thanh tra, kiểm tra 100% trong năm tiếp theo, nhóm có vi phạm sẽ được thanh tra theo tỷ lệ (thường khoảng 70-75%), nhóm 3 là chấp nhận được thì sẽ thực hiện thanh tra, kiểm tra khoảng 10% ngẫu nhiên,

Thứ hai, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm

Sơ đồ 2.6. Mơ hình thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm

Nguồn: Nguyễn Diệu Thủy [17]

Với mơ hình này, sau khi xác định đối tượng thanh tra hàng năm, Cục Thuế tỉnh Hà Nam lập kế hoạch và xác định chuyên đề thanh tra trên cơ sở nội

dung vi phạm của đối tượng nộp thuế, từ đây Cục Thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các nội dung người nộp thuế đã vi phạm trước đó, mơ hình này giúp tiết giảm thời gian thanh tra, kiểm tra, tạo điều kiện cho người nộp thuế tiết kiệm thời gian, nguồn lực, tập trung vào sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

2.2.3.2. Nội dung thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

Hàng năm, Cục Thuế tỉnh Hà Nam chỉ đạo các Chi Cục Thuế rà sốt tồn diện các đối tượng nộp thuế trên địa bàn bằng cách đối chiếu cơ sở dữ liệu giữa số lượng đối tượng nộp thuế và số liệu đăng kí kinh doanh, phát hiện những đối tượng kinh doanh cịn bỏ sót hoặc cố tình trốn tránh việc kê khai thuế để tiến hành kê khai bổ sung, và tiến hành truy thu.

Cục Thuế tỉnh Hà Nam phân chia các đối tượng nộp thuế thành các nhóm ngành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong các nhóm ngành lại phân chia theo doanh thu, quy mơ doanh nghiệp, từ đó đối chiếu giữa các đối tượng nộp thuế trong cùng một nhóm, nếu thấy xuất hiện những đối tượng kê khai nộp thuế thấp hơn đáng kể so với các đơn vị sản xuất kinh doanh có cùng quy mơ thì sẽ tiến hành xem xét cụ thể hơn, nếu xuất hiện các yếu tố rủi ro cao sẽ đưa vào diện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và kế hoạch.

Về công tác chế độ hóa đơn, kế tốn: Cục Thuế tỉnh Hà Nam chỉ đạo các Chi Cục Thuế, phòng thanh tra, phòng kiểm tra tiến hành rà soát các đối tượng nộp thuế đối với việc tuân thủ pháp luật trong việc lập hóa đơn, ghi chép sổ sách kế toán, chứng từ, xuất toán đối với những khoản chi khơng có cơ sở, không đúng quy định của pháp luật, không đúng chế độ kế toán hiện hành. Đây là hoạt động đòi hỏi nhiều công sức nhất của đơn vị thanh tra, kiểm tra, đòi hỏi cán bộ của Cục Thuế và các Chi cục phải có kiến thức đầy đủ về chế độ kế toán, am hiểu pháp luật hiện hành. Một số lỗi cụ thể mà đối tượng nộp thuế hay mắc phải gồm:

- Thuế GTGT:

+ Thuế GTGT đầu ra: Khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT, khai khơng kịp thời số thuế phải nộp. Xác định sai hàng hố chịu thuế và khơng chịu thuế

dẫn đến phân bổ thuế đầu vào không đúng; Xác định không đúng đối tượng chịu thuế; Kê khai sót hố đơn; Không kê khai thuế GTGT đối với hàng xuất biếu tặng, hàng tiêu dùng nội bộ. Xuất vật tư bán hoặc cho vay, mượn không kê khai thuế đầu ra. Xác định sai thuế suất thuế GTGT đầu ra...

+ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hố khơng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Không phân bổ hoặc phân bổ không đúng tỷ lệ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Kê khai khấu trừ thuế GTGT của hoá đơn bất hợp pháp, kê khai trùng hoá đơn đầu vào, kê khai khấu trừ đối với hố đơn khơng đủ điều kiện theo quy định...

- Thuế TNDN: Xác định thiếu doanh thu tính thuế, sai niên độ làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, gia hạn trong kỳ. Để ngoài sổ sách kế tốn doanh thu tính thuế TNDN nhằm trốn thuế, chưa ghi nhận các khoản thu nhập tài chính đối với khoản lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện. Xác định không đúng giá trị nghiệm thu thanh toán A-B trong hoạt động xây lắp. Kê khai doanh thu chịu thuế không đầy đủ, trốn, giấu doanh thu bằng nhiều phương pháp tinh vi; Thông đồng giữa bên mua và bên bán thông qua các hợp đồng mua bán, chứng từ thanh toán, giảm giá hàng bán. Chưa hạch toán vào thu nhập các khoản tiền được bồi thường. Hạch tốn vào chi phí các khoản chi không đúng quy định khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Kê khai miễn giảm thuế TNDN và chuyển lỗ không đúng quy định. Phân bổ thu nhập được hưởng ưu đãi không đúng phương pháp quy định; Áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho cả các khoản thu nhập khác...

- Thuế TNCN: Không thực hiện khấu trừ tại nguồn các khoản chi trả cho đối tượng thuộc diện chịu thuế theo quy định. Kê khai chưa đầy đủ các khoản thu nhập chịu thuế của một số cá nhân theo quy định bằng cách kê khai sai các khoản giảm trừ. Áp dụng phương pháp tính thuế chưa đúng với từng nhóm cá nhân chịu thuế (tính theo biểu luỹ tiến khơng đúng đối tượng).

- Thuế tài nguyên, Thuế bảo vệ môi trường: Xác định giá tính thuế tài ngun khơng chính xác, kê khai thiếu khối lượng tính thuế tài nguyên, Thuế

bảo vệ môi trường theo quy định. Áp dụng chưa đúng giá tính thuế, mức thu phí, thuế suất thuế tài nguyên và thuế bảo vệ môi trường. Xác định chưa đúng sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ, chưa quy đổi về tài nguyên nguyên khai theo quy định. Nhiều doanh nghiệp xây dựng, san lấp chưa kê khai, nộp thuế tài nguyên và Thuế bảo vệ môi trường thay cho người khai thác theo quy định...

Tuy nhiên, trong những năm qua Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã làm tốt công tác kiểm tra, kiểm sốt chế độ kế tốn do đã có sự lường trước và lập kế hoạch hỗ trợ các đối tượng nộp thuế ngay từ đầu trong việc xây dựng, ghi chép sổ sách, hóa đơn chứng từ kế tốn.

2.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế

Sau khi tiến hành thu thập các thông tin và dữ liệu cần thiết về người nộp thuế; cán bộ thanh tra, kiểm tra tiến hành so sánh, phân tích các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, kiểm tra các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm… theo phương pháp đối chiếu so sánh:

+ Đối chiếu với quy định của các văn bản pháp luật về thuế;

+ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo; + Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế tháng trước, quý trước, năm trước;

+ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có cùng quy mơ, cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh;

+ Đối chiếu thông tin thu thập được từ các nguồn khác: từ Kho bạc, Ngân hàng…

Để thực hiện được phương pháp thanh tra này, ngay từ giai đoạn 2011- 2015 Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã chú trọng việc triển khai thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra theo phương pháp so sánh, đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, do chất lượng cơ sở dữ liệu cịn thấp, các tiêu chí đánh giá rủi ro còn sơ lược, đơn giản (chủ yếu là doanh thu, chi phí, số phải nộp, số đã nộp, số năm chưa thanh tra) nên hiệu quả chưa cao.

Đến giai đoạn 2016-2018 với việc thực hiện kết hợp thu thập thông tin, dữ liệu về người nộp thuế phục vụ phân tích, đánh giá rủi ro cùng với việc khảo sát, thu thập thông tin doanh nghiệp trên địa bàn, thực hiện rà sốt có sự phối hợp hiệu quả giữa phòng thanh tra, phòng kiểm tra, các Chi Cục Thuế, cùng với bộ tiêu chi được bổ sung dựa trên hướng dẫn của Tổng Cục Thuế có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam, ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng để gán điểm rủi ro về thuế cho từng đối tượng nộp thuế và lựa chọn những người nộp thuế có điểm rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 58 - 63)