Dự báo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2025

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 81 - 82)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Nam giai đoạn 2020-2025

2025

Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 định hướng 2025, trong điều kiện có nhiều khó khăn về sản xuất kinh doanh do suy thoái kinh tế thế giới, thị trường hàng hoá thu hẹp, lãi suất ngân hàng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất nhiều, một bộ phận lao động mất việc làm; diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh trên người và gia súc gia cầm. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; sự cố gắng nỗ lực của các cấp, ngành, của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng: Hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu; tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Hà Nam năm 2018 tăng 7,7% (GDP bình quân đầu người ước đạt 32,7 triệu đồng); sản xuất công nghiệp tăng khá, sản xuất nông nghiệp ổn định, vốn đầu tư phát triển tăng hơn so với cùng kỳ; thu ngân sách trên địa bàn hoàn thành dự tốn; mơi trường đầu tư được cải thiện; Chương trình xây dựng nơng thơn mới được triển khai tích cực; an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; các lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ; quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội được củng cố và giữ vững.

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số hạn chế: Tuy là một tỉnh cửa ngõ thủ đô Hà Nội, nhưng quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ; tỷ trọng thu ngân sách từ kinh tế trên địa bàn chưa cao; một số chỉ tiêu phát triển vẫn còn thấp

so với các tỉnh trong vùng Nam đồng bằng sông Hồng; định hướng phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn chưa rõ nét; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nơng nghiệp cịn chậm, sản xuất nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; một số địa phương chưa chủ động triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới; chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư ngồi ngân sách; cơng tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực, nhất là quản lý đất đai có địa phương cịn nhiều hạn chế. Sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn phụ thuộc nhiều vào các ngành khai thác tài nguyên như xi măng, khai thác đá, khai thác quặng, các ngành công nghiệp sản xuất phát triển chủ yếu gia công, chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn đặt trụ sở tại Hà Nam mà mới dừng lại ở việc đặt nhà máy, chi nhánh tại tỉnh. Ngành dịch vụ tuy có phát triển nhưng cịn chưa khai thác hết các tiềm năng của tỉnh cửa ngõ thủ đô.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 81 - 82)