Nhóm giải pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế

3.2.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công

lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam

Để giảm thiểu sự tác động của các yếu tổ chủ quan đến chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần thực hiện:

Thực hiện phối hợp giữa Cục Thuế và các bên liên quan để xây dựng dữ liệu người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch, xác định đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế

Với hiện trạng công tác phối hợp giữa các bên liên quan còn chưa tốt, chức năng của ngành thuế là tổ chức công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí cho ngân sách nhà nước. Thanh tra, kiểm tra thuế là đảm bảo cho các hoạt động thu thuế, nộp thuế được thực hiện một cách công bằng, giảm thiểu các trường hợp trốn thuế, lậu thuế … Vì vậy, việc phối kết hợp giữa các cơ quan thuế và các cơ quan liên quan là rất quan trọng, giúp ngành thuế có đủ các cơ sở dữ liệu, thông tin để tiến hành thanh tra, kiểm tra, thu hồi các khoản thuế, phí mà người nộp thuế phải đóng, đảm bảo người nộp thuế phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ về thuế của mình.

Việc phối hợp cùng các cơ quan liên quan giúp quản lý hết được người nộp thuế tránh bỏ sót nguồn thu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của mình. Mặt khác cùng với cơ quan liên quan phát hiện, ngăn chặt, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Do đối tượng điều tiết của thuế rất rộng, trên mọi lĩnh vực và mọi thành phần kinh tế. Việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan tốt sẽ trợ giúp rất lớn cho cơng tác quản lý thuế trong đó có cơng tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể:

- Công tác quản lý người nộp thuế tại các địa bàn, đặc biệt là dưới xã, phường rất khó khăn, phức tạp. Công tác Ủy nhiệm thu thuế còn nhiều hạn chế. Do đó, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã cần chỉ đạo các ban ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cán bộ thuế tại địa bàn để qua kiểm tra

phát hiện các cơ sở kinh doanh nhưng không đăng ký nộp thuế đưa vào quản lý các nguồn thu;

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện tốt công tác đăng ký Mã số thuế doanh nghiệp; kịp thời cung cấp mã số cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh của người nộp thuế;

- Phối hợp với cơ quan công an các cấp nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật; đồng thời cung cấp kịp thời, đầy đủ dữ liệu cho cơ quan công an trong công tác điều tra tội phạm kinh tế. Đây là một kênh thông tin quan trọng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế từ khâu lập kế hoạch đến khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế.

- Phối hợp với cơ quan Thanh tra Nhà nước tỉnh. Việc phối kết hợp với cơ quan này một mặt khắc phục hiện tượng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý Nhà nước khi tiến hành thanh tra người nộp thuế, mặt khác nâng cao được tính nghiêm minh của pháp luật, tăng thêm nguồn nhân lực nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng trong công tác hiện đại hóa thu nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi có số thuế truy thu, tiền phạt phát sinh qua thanh tra, kiểm tra phải nộp vào Ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra thuế.

Khi thực hiện các giải pháp, Cục Thuế tỉnh Hà Nam và thanh tra, kiểm tra thuế phải phối hợp đầy đủ để tránh được hiện tượng chồng chéo trong việc thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, vừa đảm bảo không để thất thu ngân sách nhà nước, nhưng cũng đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ về việc tuân thủ các nguyên tắc thanh tra, kiểm tra

Thuế và thu thuế ln có nguy cơ thường trực là các đối tượng cả người nộp thuế, người thực hiện thu thuế và người làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố tình làm sai lệch thơng tin, trục lợi thuế. Để giảm thiểu nguy cơ này, việc thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với ngành thuế nói chung và thanh tra thuế là rất quan trọng. Mục tiêu của giải pháp là nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ các nguyên tắc thanh tra, kiểm tra thuế của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Nội dung giải pháp: Cục Thuế tỉnh Hà Nam hàng năm cần xây dựng kế hoạch tự thanh tra, kiểm tra nội bộ việc tuân thủ kế hoạch thanh tra của các đoàn thanh tra, tuân thủ việc thực hiện các quy định về sổ sách, ghi biên bản, lập các báo cáo, tổ chức niêm phong và lưu trữ tài liệu …

Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần tăng cường công tác quản lý cán bộ, hạn chế tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra. Bên cạnh nguyên nhân chất lượng cán bộ thanh tra chưa đáp ứng dẫn tới bỏ xót sai phạm thì một ngun nhân quan trọng là cán bộ thanh tra đã cố tình làm sai trong cơng tác phân tích, thẩm định và đánh giá các hoạt động kế toán, kê khai và nộp thuế của người nộp thuế. Do đạo đức nghề nghiệp xuống cấp mà một số cán bộ lợi dụng kẽ hở của chính sách tự kê khai, tự nộp thuế đã giúp doanh nghiệp hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ hợp thức hóa các khoản khấu trừ không đúng quy định, hoặc cố tình bỏ qua các dấu hiệu trục lợi thuế. Sự lỏng lẻo trong công tác quản lý cán bộ sẽ làm nảy sinh các tư tưởng tiêu cực, hoặc chủ quan. Thực tế đã cho thấy đã có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý cán bộ và không làm tốt công tác giám sát việc thừa hành nhiệm vụ của nhân viên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 93 - 95)