Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế

3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, có tính quyết định tới thành công của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, hiện trạng hiện nay của công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam là chất lượng nguồn nhân lực chưa đảm bảo yêu cầu. Như vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của việc thanh tra, kiểm tra thuế, vấn đề đầu tiên Cục Thuế tỉnh Hà Nam cần làm là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Mục tiêu của giải pháp:

Xác định rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm của công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở cơ quan thuế các cấp.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý có trình độ tin học, ngoại ngữ với phẩm chất đạo đức tốt có tinh thần phục vụ nhân dân cùng với cán bộ thuế nói chung thực hiện thành công chiến lược cải cách hệ thống thuế.

- Nội dung của giải pháp:

Công tác phát triển nguồn nhân lực trong ngành thuế tỉnh Hà Nam nói chung và tại các phịng thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế tỉnh Hà Nam và các Đội kiểm tra tại các Chi Cục Thuế nói riêng trong những năm gần đây luôn được coi trọng. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra hàng năm luôn tăng, số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra có sự biến động do thực hiện quy chế luân chuyển một số cán bộ làm cơng tác thanh tra ở Văn phịng Cục Thuế luân chuyển về công tác tại Chi Cục Thuế các huyện, thành phố, Số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra là tỷ lệ cán bộ thanh tra, kiểm tra phải đạt khoảng 30% số lượng cơng chức tồn ngành thì hiện tại số lượng cũng như chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà Nam vẫn còn là một vấn đề đáng quan tâm.

Trong thời gian tới, công tác này cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua các giải pháp sau:

Một là, điều chỉnh dần cơ cấu cán bộ, công chức của từng bộ phận quản lý thuế từng chức năng đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế:

- Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý: giảm dần tỷ trọng cán bộ, công chức làm ở các bộ phận gián tiếp để tăng cường nguồn nhân lực cho những chức năng quản lý thuế chính, đặc biệt là chức năng thanh tra, kiểm tra thuế đảm bảo yêu cầu quản lý thuế theo chức năng. Để đáp ứng tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra chiếm tỷ lệ khoảng 30% trên tổng số công chức tương đương 210 công chức. Như vậy từ nay đến năm 2025 về số lượng công chức cần bổ sung thêm là 82 công chức (210-128). Cụ thể trước mắt tăng cường ngay nhân lực cho các đơn vị mà tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra rất thấp khoảng 10% bằng với tỷ lệ trung bình hiện tại là 18,5%.

- Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo địa bàn quản lý theo hướng: tập trung nguồn nhân lực cho những địa bàn trọng điểm có số thu lớn, tập trung nhiều người nộp thuế là các doanh nghiệp như TP Phủ Lý, huyện Đồng Văn, huyện Lý Nhân...

- Cơ cấu lại nguồn nhân lực theo đối tượng quản lý theo hướng: tập trung nguồn nhân lực để quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn, đặc thù tại Văn phòng Cục Thuế; giảm tỷ trọng nguồn nhân lực quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể xuống chiếm tỷ lệ 15% tương đương 105 công chức. Như vậy số cơng chức quản lý thu thuế xã, phường có thể giảm là 45 công chức (150-105), đây là nguồn công chức sẽ đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nguồn nhân lực theo chức năng quản lý và địa bàn quản lý trong điều kiện tổng số cơng chức trong tồn thuế không được bổ sung biên chế.

- Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực theo chất lượng, chiều sâu: Trong từng chức năng cần cơ cấu nguồn nhân lực theo cấp độ (trung cấp, cao đẳng, đại học). Đặc biệt do đặc thù trong chức năng thanh tra, kiểm tra thuế phải phấn đấu 100% cán bộ có trình độ đại học trở lên và đã qua các lớp đào tạo kỹ năng thanh tra, kiểm tra cơ bản.

Hai là, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm trên cơ sở năng lực và hiệu quả công việc.

Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của các phòng thanh tra, kiểm tra trên Văn phòng Cục và tại các Đội kiểm tra tại các Chi Cục Thuế; các cá nhân: hoàn thành xuất sắc, hoàn thành, khơng hồn thành nhiệm vụ. Xây dựng, giao chỉ tiêu kế hoạch số thuế truy thu bình quân đối với một đơn vị sau khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế và các Chi Cục Thuế. Thơng qua tiêu chí này để đánh giá hiệu quả làm việc của từng cán bộ và sẽ ảnh hưởng đến chính thu nhập của cán bộ, qua đó thúc đẩy cho các cán bộ phấn đấu trong cơng việc, có chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý.

Ba là, tăng cường công tác luân phiên, luân chuyển.

Do đặc thù của hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế công chức thường xun phải làm việc trong mơi trường có sự cám dỗ về vật chất, thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế nên rất dễ phát sinh các mối quan hệ ngồi cơng việc chi phối kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra (phát hiện và xử lý vi phạm), Do vậy phải thực hiện nghiêm quy chế luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác định kỳ đối với công chức thuế đặc biệt là công chức làm thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên đối với vị trí cơng tác cần có nhiều kinh nghiệm, nắm vững và chuyên sâu về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế thì có thể kéo dài thời hạn ln phiên vị trí cơng tác.

Luân phiên, luân chuyển cán bộ, công chức nhằm phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế là quyền lợi hợp pháp của cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ, công chức tiếp cận, rèn luyện, bồi dưỡng và thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; kiểm sốt cơng việc lẫn nhau, góp phần ngăn chặn hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu người nộp thuế và tăng cường ý thức kỷ luật công tác của mỗi cán bộ, công chức. Thực hiện luân phiên, luân chuyển cán bộ giữa các phòng thanh tra, kiểm tra khoảng 30%/năm tương

đương khoảng 40 công chức và luân chuyển sang bộ phận khác khoảng 5- 10%/năm tương đương khoảng 6-12 công chức. Giải pháp này hỗ trợ rất tốt trong việc cơ cấu lại nguồn nhân lực. Đây cũng là giải pháp nhanh nhất có thể bù đắp nguồn nhân lực thanh tra, kiểm tra còn thiếu về mặt số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng trong điều kiện biên chế ngành thuế chưa được bổ sung tăng cường.

Bốn là, tăng cường tính minh bạch trong thanh tra, kiểm tra thuế

Tăng cường đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, cơng chức thuế nhằm tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong hoạt động cơng vụ đặc biệt là tính cơng khai, minh bạch, dân chủ, khách quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra người nộp thuế. Tuy nhiên, lãnh đạo cũng phải quy định trách nhiệm của các cán bộ trong việc phối hợp, hỗ trợ giải quyết các công việc liên quan lẫn nhau, tránh tình trạng cơng việc bị trì hỗn, ảnh hưởng tới lợi ích người nộp thuế.

Đào tạo nguồn nhân lực giỏi, chất lượng trong hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế là rất khó khăn địi hỏi phải có thời gian nhất định bởi vì ngồi thanh tra, kiểm tra thuế ngành thuế còn phải thực hiện đồng thời nhiều chức năng khác (Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; chức năng kê khai, kế toán thuế; chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế...) nên không thể tập trung toàn bộ cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt cho cơng tác thanh tra, kiểm tra. Nhiệm vụ trước mắt để hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thì mỗi cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế cần tự rèn luyện nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của bản thân, liên tục cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác với phương châm của ngành thuế tỉnh Hà Nam: “ Năng động – Sáng tạo – Khoa học - Hiệu quả - Công khai – Rõ ràng – Minh bạch – Dân chủ - Trách nhiệm cao”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)