Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 71 - 81)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Đánh giá chung về công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Hà

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, về hoạt động của các Phòng, đội thanh tra, kiểm tra:

- Chưa thành lập được nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra do hạn chế về nguồn nhân lực nên việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đạt thấp so với chỉ tiêu được giao trên tổng số lượng người nộp thuế đang hoạt động. Trong năm 2019, số doanh nghiệp được thanh tra 110 doanh nghiệp mới chỉ đạt chưa

đến 2% trên tổng số doanh nghiệp hoạt động đang quản lý thuế; số cuộc kiểm tra hoàn thành là 523 cuộc, tương đương 10%.

- Việc thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra thuế; và Quyết định số 2605/QĐ-TCT ngày 30/12/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế về việc sửa đổi, bổ sung quy trình thanh tra thuế chưa nghiêm. Một số đoàn thanh tra, kiểm tra chưa đảm bảo thời gian theo quy định đối với thanh tra là 30 ngày, đối với kiểm tra là 05 ngày; chưa có biên bản xác nhận số liệu từng phần công việc. Đối với hoạt động thanh tra thì nhiều đồn chưa ghi nhật ký mà thực hiện hồi ký thanh tra. Theo quy định nhật ký thanh tra phải được trưởng đoàn thanh tra và các thành viên phải có trách nhiệm lập nhật ký hàng ngày ghi nhận lại toán bộ diễn biến của cuộc thanh tra từ khi cơng bố quyết định đến khi có kết luận thanh tra nhưng thực tế công tác lập nhật ký của trưởng đoàn thanh tra và các thành viên chỉ được lập khi kết thúc thanh tra do vậy nhật ký ghi diễn biến công việc hàng ngày của cuộc thanh tra mang tính chất như hồi ký thanh tra.

Nguyên nhân là do chưa có quy chế giám sát đối với đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; thiếu sự giám sát của lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra; cán bộ thanh tra, kiểm tra ngoài thời gian thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại đơn vị khi về cơ quan cịn phải làm nhiều cơng việc khác như đơn đốc thu nộp ngân sách, theo dõi đôn đốc việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm của các đơn vị trước, gửi xác minh và trả lời xác minh hoá đơn của cơ quan thuế các tỉnh, thành phố, làm các báo cáo tổng hợp gửi các cơ quan liên quan...mặt khác vẫn còn một bộ phận cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện đúng chế độ công chức, chưa thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình nghiệp vụ và 10 điều kỷ luật của ngành.

Thứ hai, chuyên môn của lực lượng thanh tra, kiểm tra còn chưa đáp ứng yêu cầu

Trong những năm gần đây, tuy đã tăng cường về cả số lượng và chất lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu (đến hết năm 2019, số cán bộ thanh tra, kiểm tra toàn Cục Thuế tỉnh Hà Nam là 128 người, chiếm 18,5% biên chế cơng chức ngành), trình độ cịn yếu so với u cầu thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện đại. Trong tổng số 128 công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra cịn có 27 người là kiểm tra viên trung cấp tương đương 21% (trình độ chun mơn là trung cấp, cao đẳng). Số lượng công chức thanh tra, kiểm tra thuế xếp ở ngạch bậc chuyên viên chính, kiểm sốt viên chính chiếm tỷ lệ ít (có 05 người tương đương 4%).

Theo kết quả khảo sát, cán bộ thanh tra kiểm tra thuế tự đánh giá về kiến thức và kỹ năng của cán bộ thanh tra kiểm tra với sấp xỉ 80% số phiếu trả lời ở mức trung bình và thấp hơn; về đánh giá của người nộp thuế về sự am hiểu của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế về hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế thì có đến trên 80% số phiếu trả lời ở mức trung bình và thấp hơn. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng thanh tra, kiểm tra thuế chưa đảm bảo yêu cầu.

Mặc dù Tổng Cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Hà Nam đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra, kiểm tra nói riêng, song nhìn chung, trình độ chun mơn của cán bộ chưa cao, khả năng sử dụng các thiết bị tin học và khả năng ngoại ngữ còn kém, nhất là đối với cán bộ kiểm tra ở các Chi Cục Thuế. Số công chức đã được đào tạo qua lớp thanh tra cơ bản và thanh tra nâng cao 45 người mới đạt tỷ lệ 35% trong tổng số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Số cán bộ thanh tra, kiểm tra có khả năng phân tích được thơng tin về người nộp thuế thơng qua phân tích khai thuế, báo cáo tài chính và các thơng tin khác về giao dịch của người nộp thuế cũng rất hạn chế. Cán bộ chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, theo thói quen cá nhân. Ngoài ra, phong cách ứng xử của một số cán bộ chưa văn minh, lịch sự, cách thức làm việc thiếu tính khoa học và chuyên nghiệp.

Đây là một trở ngại lớn đối với việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trong bối cảnh hiện đại công tác quản lý thuế, nhất là ở cấp Chi Cục Thuế.

Thứ ba, về việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cịn có những tồn tại sau:

- Một số cán bộ không được đào tạo chuyên ngành: Kinh tế, tài chính, kế tốn; chưa đạt ngoại ngữ trình độ B trở lên.

- Hầu hết cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra theo chương trình của Trường thanh tra Chính phủ, chưa được đào tạo về kỹ năng thanh tra thuế số người đã qua đạo tạo 45 người mới đạt tỷ lệ 35% trong tổng số công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm.

Thứ tư, về hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

- Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cịn mang tính hình thức, chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch, chưa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thơng tin doanh nghiệp để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu.

Trong thực tế, việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào phân tích thơng tin rủi ro của người nộp thuế bắt đầu được thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 1519/QĐ-TCT ngày 8 tháng 10 năm 2012 của Tổng Cục Thuế, tuy nhiên do cơ sở các dữ liệu người nộp thuế như sản lượng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn, nguyên vật liệu đầu vào, các chi phí tài chính … chủ yếu do các cán bộ ngành thuế tự cập nhật, sự kết nối với các ngành, sở khác còn hạn chế, những thông tin đã được cập nhật vào hệ thống ứng dụng tin học của ngành còn chưa được rà sốt, đối chiếu, cập nhật nên thiếu chính xác; việc thu thập thơng tin về người nộp thuế từ nguồn bên ngồi cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu căn cứ pháp lý, cơ chế trao đổi thông tin hoặc cách thức trao đổi chủ yếu là thủ công và nhỏ lẻ theo từng trường hợp. do đó cơ sở dữ liệu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, có một khoảng cách nhất định với thực tế dẫn tới kết quả phân tích rủi ro cịn bất cập, việc đánh giá, xếp hạng rủi ro, lựa chọn đối tượng đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm thiếu cơ sở và khơng hồn tồn chính xác.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra tại cơ sở người nộp thuế: Công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn các tồn tại và hạn chế cơ bản là:

+ Tình trạng gian lận thuế cịn khá phổ biến ở một số khoản thu, sắc thuế nhưng chưa được phát hiện, truy thu kịp thời cho NSNN. Vì vậy vừa làm thất thu NSNN vừa chưa thật sự đảm bảo công bằng xã hội và tính nghiêm minh về pháp luật. Đặc biệt là Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp ở những doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Trong 523 đơn vị thanh tra năm 2019 có 14 đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại, 19 đơn vị kinh doanh dịch vụ. Số tiền thuế truy thu sau thanh tra lần lượt là 1.741.575 nghìn đồng và 1.833.597 nghìn đồng.

Một số lĩnh vực kinh doanh chưa được thanh tra, kiểm tra nhiều như: Kinh doanh ôtô, xe máy; kinh doanh du lịch, dịch vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử; kinh doanh qua mạng, kinh doanh vàng bạc...

+ Chất lượng nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao, nội dung sơ sài, đặc biệt là đối với các đội kiểm tra tại các Chi Cục Thuế. Thể hiện trong năm 2019 số cuộc kiểm tra do Chi Cục Thuế thực hiện 471 cuộc trong tổng số 523 cuộc, số thuế truy thu bình quân 1 cuộc khoảng 60 triệu đồng thấp hơn số thuế truy thu trung bình tồn Cục Thuế là 85 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ cán bộ kiểm tra ở các Chi Cục Thuế còn nhiều hạn chế, khả năng phân tích, đánh giá các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính, hồ sơ khai thuế và các giao dịch khác của người nộp thuế còn yếu kém.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có quy mơ lớn: Việc trao đổi thông tin quản lý thuế với Cục Thuế giữa các địa phương khác còn rất hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trên địa bàn các tỉnh khác, hầu như cơ quan thuế tỉnh Hà Nam khơng có thơng tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các chi nhánh trên địa bàn tỉnh, thành phố khác. Do đặc thù các doanh nghiệp có quy mơ lớn trụ sở chính thường đặt tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay một số tỉnh thành khác. Tại Hà Nam chủ yếu là Văn phòng đại

diện hoặc các chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc các nhà máy sản xuất do vậy khi tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị này trên địa bàn Hà Nam rất cần sự phối hợp hay cung cấp thông tin từ trụ sở chính hay cơng ty mẹ. Quá trình thanh tra, kiểm tra Cục Thuế tỉnh Hà Nam cũng đã gửi văn bản đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố quản lý công ty mẹ phối hợp cung cấp thông tin, tuy nhiên việc phúc đáp trả lời hoặc là khơng có hoặc là có trả lời nhưng thời gian quá chậm trong khi đó thời gian thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế có giới hạn điều này làm hạn chế hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

+ Công tác tổng hợp báo cáo kết quả công tác kiểm tra chưa được coi trọng, số liệu cập nhật không đầy đủ, không kịp thời dẫn đến lập báo cáo không đầy đủ số liệu, báo cáo lập không đều.

Thứ năm, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về người nộp thuế chưa đáp ứng yêu cầu của thanh tra, kiểm tra.

Thanh tra, kiểm tra thuế rủi ro đòi hỏi phải xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, tập trung về đối tượng thanh tra, kiểm tra và được hỗ trợ bằng một hệ thống các phần mềm ứng dụng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin người nộp thuế của tồn ngành thuế nói chung và Cục Thuế tỉnh Hà Nam nói riêng hiện nay cịn một số hạn chế sau:

+ Cơ sở hạ tầng, kết cấu dữ liệu phân tán, rời rạc theo từng cấp độ hồ sơ, từng ứng dụng đơn lẻ, hầu hết các ứng dụng chưa hỗ trợ đầy đủ cho việc khai thác (thiếu chức năng kết xuất dữ liệu ra excel, pdf, doc…). Vì vậy cản trở cho việc sử dụng, khai thác dữ liệu của cán bộ cho mục đích phân tích, so sánh, đối chiếu và tổng hợp.

+ Chưa hình thành thói quen, cơ chế bắt buộc khai thác, phân tích dữ liệu, chưa có quy chế, quy trình khai thác thơng tin một cách có hệ thống (ví dụ: theo dõi tự động tình hình kê khai thuế thường xuyên để sớm phát hiện các hiện tượng bất thường, đánh giá thông tin lịch sử cho mục đích dự báo, xác định xu hướng); chưa có sự kiểm sốt tính chính xác dữ liệu đầu vào.

2.3.2.2. Một số nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ dẫn tới việc hoạt động của

phòng thanh tra, kiểm tra còn hạn chế: Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, vì thế các chính sách thuế thường xun có sự bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế phát triển nhanh, có sự phát triển mạnh của hội nhập kinh tế thế giới nên để theo kịp, Chính phủ đã ban hành liên tục các chính sách để bắt kịp với sự phát triển nóng, điều đó đã vơ tình tạo ra sự không ổn định, khơng thống nhất và thường xun có sự bổ sung, sửa đổi của chính sách thuế đã gây khó khăn trong việc thực hiện quản lý của cơ quan thuế, đồng thời gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định những chính sách đầu tư, sản xuất kinh doanh dài hạn.

Thứ hai, quy trình thanh tra, kiểm tra cịn phức tạp

Việc thực hiện quy trình thanh tra theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế về việc ban hành Quy trình thanh tra thuế; và Quyết định số 2605/QĐ-TCT ngày 30/12/2016 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế về việc sửa đổi, bổ sung quy trình thanh tra thuế địi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý, các bước trong quy trình thực hiện thường hướng tới việc ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo công tác quản lý thuế được đồng bộ, hiệu quả, tuy nhiên việc ứng dụng quá nhiều phần mềm, nhiều hệ thống trong khi cơ sở hạ tầng và cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng vơ tình đã tạo ra sự quá tải cho hệ thống, dẫn tới hiệu quả phân tích và tính chính xác trong phân tích rủi ro chưa cao.

Nội dung các sắc thuế còn phức tạp, hệ thống chính sách thuế cịn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức thuế suất, nhiều mức miễn, giảm, giãn nộp thuế thuế gây khó khăn trong q trình kiểm tra, thanh tra thuế,

cũng như dễ phát sinh tiêu cực, thông đồng giữa cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra với người nộp thuế.

Thứ ba, thủ tục hành chính cịn chưa đáp ứng yêu cầu

Hệ thống thủ tục hành chính cịn lớn, quy trình thủ tục chủ yếu dựa vào phương pháp thủ công truyền thống, bên cạnh đó thái độ của một bộ phận cơng chức thuế cịn thiếu tinh thần trách nhiệm gây bức xúc cho người nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế.

Hệ thống quy trình nghiệp vụ cịn đồ sộ, phức tạp, các thao tác chủ yếu thủ công, năng suất lao động thấp làm mất nhiều nguồn lực của ngành thuế. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại còn nhiều hạn chế như các ứng dụng quản lý thuế thiếu tích hợp cả về quy trình, cơng nghệ và khả năng tự động hóa do quá trình phát triển nhiều giai đoạn, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán tại cơ quan thuế các cấp.

Thứ tư, về điều kiện kinh tế - xã hội còn xuất hiện nhiều điều kiện giúp người nộp thuế trốn lậu thuế

Việc thanh tốn bằng tiền mặt cịn là thói quen tương đối phổ biến của người tiêu dùng, dẫn đến nhiều tiêu cực trong thanh tốn như mua hàng khơng lấy hóa đơn, hóa đơn khống, khai tăng chi phí… gây khó khăn cho cơng tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh hà nam (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)