Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động nông

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động nông

nông thôn

1.3.1. Chiến lược và chính sách tạo việc làm của Đảng và nhà nước, tỉnh Sơn La Sơn La

Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng cho công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đề ra hàng loạt chủ trương lớn, cho đến các chính sách cụ thể. Một trong những mục tiêu của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn được xác định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là chuyển dịch, phân ố lại lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Mục tiêu và giải pháp cơ ản được đề cập tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành TƯ Đảng khoá X “…dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách huyến khích xã hội hố, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, ảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho hoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên hoảng 30% vào năm 2010”.

Trong những năm gần đây, Đảng, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành hàng loạt các văn ản pháp qui về dạy nghề: Từ các nghị quyết, luật, đến hàng loạt các quyết định, thông tư…Các quy định pháp luật cũng như các chính sách này có tác dụng ước đầu tạo môi trường, hành lang pháp lý và chính sách thuận lợi để phát triển mạnh công cuộc dạy nghề cho người lao động, nâng cao hả năng tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn.

Đại hội Đảng lần thứ X đã xác định rõ quan điểm: Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn; chuyển dịch và

phân ố lại lực lượng lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và tiếp tục hẳng định mục tiêu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống 50% vào năm 2010. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua việc thực thi các iện pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực nơng thơn, phát triển các loại hình trường lớp dạy nghề cho nhân dân nơng thơn đồng thời huyến khích phát triển ngành nghề nơng thơn, trong đó u cầu đẩy mạnh “đào tạo, ồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”.

Năm 2003, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, cho xuất hẩu lao động” nhằm đào tạo nguồn nhân lực nông thôn chất lượng cao phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những chủ trương rất đúng đắn phù hợp với yêu cầu của ối cảnh mới khi Việt Nam ắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế vừa đào tạo phát triển nguồn nhân lực vừa thu ngoại tệ.

Trong thời gian này, với mục tiêu thúc đẩy nhanh quá trình cơng nghiệp hóa đã có khá nhiều đất đai nơng nghiệp ị thu hồi chuyển sang phục vụ cho phát triển cơng nghiệp và phát triển đơ thị. Do đó, Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, ban hành chính sách dạy nghề; cơ chế hình thành Quỹ hỗ trợ dạy nghề cho lao động mất việc ở các địa phương khi Nhà nước thực hiện chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, Chính phủ cũng đã yêu cầu các Bộ, ngành ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng và cả nước; gắn quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp với phát triển các ngành nghề, đặc iệt quan tâm đến việc khôi phục các ngành nghề truyền thống, tạo quỹ đất tái định cư, quy hoạch đất dịch vụ và đất liền ề các khu cơng nghiệp; đồng thời xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ cho người lao động ị thu hồi đất về dạy nghề và việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi địa phương, mỗi vùng và cả nước.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, Hội nghị lần thứ ảy khóa X về nơng nghiệp nơng dân và nông thôn là

một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới bao trùm toàn ộ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn - cấu phần chủ yếu và quan trọng của Việt Nam. Trong đó, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn đã được đặc iệt quan tâm thể hiện ở việc BCH TW đã yêu cầu tăng ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ để nông nghiệp sớm đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực; Đồng thời tăng cường đào tạo ồi dưỡng iến thức khoa học ĩ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân, đào tạo nghề cho ộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất hẩu lao động; tập trung đào tạo nâng cao iến thức cho cán ộ quản lí, cán ộ cơ sở. Nghị quyết TW cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm ảo hàng năm đào tạo 01 triệu lao động nông thơn, thực hiện tốt việc xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề. Mục tiêu chung của Nghị quyết này là nhằm phát triển nền nơng nghiệp Việt Nam tồn diện theo hướng hiện đại, ền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và hả năng cạnh tranh cao, đảm ảo an ninh lương thực trước mắt và trong dài hạn. Chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong Nghị quyết này đang là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động phát triển nông nghiệp- nơng thơn trong đó bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực nơng thôn mà đào tạo nghề là một hợp phần quan trọng. Trong thời gian tới, công tác đào tạo nghề theo tinh thần của Nghị quyết này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh góp phần vào mục tiêu phát triển nguồn nhân lực nông thôn theo hướng công nghiệp và hiện đại. Với định hướng đó, các chương trình sẽ tiếp tục được xây dựng liên quan đến tất cả các khâu của công tác đào tạo nghề từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, cải tiến giáo trình và phương pháp dạy nghề… nhằm đảm ảo cung cấp được lực lượng lao động nơng thơn có trình độ chuyên môn tốt, tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu của cả sản xuất nông nghiệp hiện đại và chuyển sang phục vụ phát triển công nghiệp.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định phải "... mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Quy mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/năm...đẩy nạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo...Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo cơng lập sang dân lập, tư thục, xóa bỏ hệ bán cơng. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngồi cơng lập, kể cả các trường do ngước ngoài đầu tư".

1.3.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Sơn La

Để tạo việc làm cho người lao động nói chung và người lao động nơng thơn trong bối cảnh đơ thị hóa nói riêng, vấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải tạo điều kiện, môi trường cần thiết, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, để người lao động có cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm. Trên phương diện chủ trương, ch nh sách phát triển của Nhà nước, các ảnh hưởng đối với vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn qua các nội dung như: Các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển của Đảng, Nhà nước thơng qua chính quyền địa phương đều có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng tạo việc làm cho người lao động (chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính sách phát triển khu vực kinh tế phi chính thức, chính sách xuất khẩu lao động,...); Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng nhất định đến khả năng tạo việc làm cho người lao động (chính sách tiền lương, tiền cơng, chính sách di dân,...); ảnh hưởng của chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thơn theo đó ảnh hưởng đến vấn đề tạo việc làm cho khu vực này.

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làm đồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như người lao động. Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh tế mũi nhọn cụ thể. Ví dụ: chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, bộ luật lao động… tạo nền tảng cho khuôn khổ pháp luật của thị trường lao động (Nguyễn Tiệp, 2006).

1.3.3. Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ

Tư liệu sản xuất trong sản xuất là đất đai, vốn, máy móc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực con người, nguồn lực sinh học và các phương tiện hố học.

Trong đó, yếu tố vốn, đất đai, sức lao động và công nghệ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tạo việc làm.

Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trị của đất đai có sự khác nhau. Trong nơng nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất,

là tư liệu chủ yếu không thể thiếu, không thể thay thế được. Trong công nghiệp, đất đai cũng là nhân tố quyết định mặt bằng để tổ chức sản xuất.

Vốn trong sản xuất là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất. Để biến các điều kiện của các quốc gia thành có ích thì cần có vốn, vốn dùng để mua công nghệ kỹ thuật hiện đại, dây truyền cơng nghệ, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến trên thực tế một số nước có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt song họ có vốn vì vậy họ có thể mua sắm công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến nên đã tạo ra được rất nhiều việc làm cho người lao động. Đối với người lao động đặc biệt là những lao động khu vực nơng thơn thì vốn là quan trọng và cần thiết để tiến hành sản xuất. Để tạo việc làm cho người lao động, nguồn vốn được huy động chủ yếu từ trợ cấp, từ các quỹ, các tổ chức tín dụng (Đặng Tú Lan, 2002).

1.3.4. Tiến trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế về bản chất là quá trình phát triển tồn diện, nhanh chóng nền kinh tế thơng qua phát triển cơng nghiệp, dịch vụ dựa trên nền sản xuất hiện đại. CNH-HĐH làm cho khu vực công nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và dịch vụ phát triển với qui mô lớn tạo nhiều việc làm thu hút lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp. Khu vực sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, gia công và chế tạo tăng trưởng mạnh mẽ tạo ra nhiều việc làm.Do tác động của cơng nghiệp hóa lan tỏa và có hiệu ứng tích cực với cả khu vực nông nghiệp, nông thôn. Năng suất lao động trong nơng nghiệp tăng lên cùng với nó là sức mua của người dân tăng, cầu hàng hóa phi nơng nghiệp tăng tiếp tục thúc đẩy sản xuất và đầu tư. Mặt khác, năng suất lao động tăng tạo ra nhiều lao động dôi dư trong khu vực nông nghiệp sẵn sàng cho việc dịch chuyển tìm kiếm cơ hội trong khu vực cơng nghiệp và dịch vụ.

Q trình cơng nghiệp hố đồng thời làm thay đổi nghề nghiệp của người lao động. Nhiều ngành, nghề truyền thống sẽ mất đi, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề mới, trước hết là trong lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ sinh học, thơng tin, tự động hố, vật liệu mới…). Q trình cơng nghiệp hóa đồng thời tạo nhiều việc làm có chất lượng, địi hỏi lao động có CMKT cao và dần dần làm thay đổi cơ cấu CMKT của lực lượng lao động, thay đổi kết cấu việc làm trong nền kinh tế (Nguyễn Hữu Dũng, 2004).

1.3.5. Năng lực của tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý lao động của chính quyền thành phố Sơn La trong hoạch định và thực thi chính sách tạo việc làm quyền thành phố Sơn La trong hoạch định và thực thi chính sách tạo việc làm

Tạo việc làm cho người lao động là sự kết hợp của ba phía Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động. Để tạo ra được việc làm cho người lao động cần chú trọng đến sự đáp ứng về chất lượng và số lượng lao động cho thị trường lao động. Chất lượng ở đây bao gồm cả thể lực và trí lực (trình độ chun mơn- kỹ thuật, các loại kỹ năng mềm, ý thức lao động…).

Nhà nước tạo ra những cơ chế thuận lợi để người lao động có thể tiếp cần được thông tin về nhu cầu của người sử dụng lao động để họ có thể có những đầu tư hiệu quả cho việc nâng cao chất lượng lao động của mình. Đồng thời, người sử dụng lao động sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những lao động mà họ cần, tránh lãng phí trong đào tạo.

Việc thu hồi đất nơng nghiệp để hình thành các khu cơng nghiệp, khu đơ thị mới đã góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) chính sách tạo việc làm cho người lao động nông thôn trên địa bàn thành phố sơn la, tỉnh sơn la (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)