7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hƣớng và mục tiêu tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn
3.1.1. Định hướng
Một số định hướng cho vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn thành phố Sơn La như sau:
Thứ nhất, cần nghiên cứu triển khai các hướng dẫn cụ thể của Luật Việc làm đã được ban hành. Trong đó, Chính quyền địa phương khơng chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động;
Thứ hai, cần gắn kết các chương trình việc làm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển thị trường lao động đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức tốt hoạt động dịch vụ việc làm. Hoạt động của các trung tâm Dịch vụ việc làm cần chú trọng đến hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Tăng cường phối hợp hoạt động giữa các Trung tâm Dịch vụ việc làm, giữa Trung tâm với các doanh nghiệp và người sử dụng lao động.
Thứ ba, tiếp tục hồn thiện và thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất, tạo việc làm, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, ưu tiên đối với các đối tượng: người nghèo; người dân tộc thiểu số; vùng nơng thơn đặc biệt khó hăn. Tiếp tục thực hiện chiến lược, các chương trình, đề án về việc làm và dạy nghề, nghiên cứu xây dựng chương trình việc làm cho người thất nghiệp, thiếu việc làm. Hơn nữa, cần chú ý dạy nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, trong đó có đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp cơng nghệ cao, hoặc thúc đẩy q trình tái cấu trúc tồn diện kinh tế và xã hội nông thôn theo tinh thần “ly nông bất ly hương”, để người lao động sống ở nông thôn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập cơng việc, thu nhập ngay tại quê nhà, không phải đi xa, giảm bớt áp lực quá tải, phi kinh tế lên các đô thị.
Thứ tư, phát huy được các nguồn lực của xã hội vào việc tạo việc làm và đảm bảo việc làm tăng cường huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và các tổ chức cho đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Mặt khác, huy động cả các nguồn vốn của dân để đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo. Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu
đãi như: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng,... để khuyến khích mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo với các hình thức khác nhau như đặt hàng với các cơ sở đào tạo, tự tổ chức đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp và thành lập các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để đào tạo nhân lực cho bản thân doanh nghiệp và cho xã hội.
3.1.2 Mục tiêu
Theo Nghị quyết Số: 124/2015/NQ-HĐND về Chương trình việc làm tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 – 2020 ngày 10/12/2015 của HĐND tỉnh Sơn La ban hành Chương trình việc làm tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu:
Mục tiêu chung
Giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, hắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập ổn định, vững chắc, từng ước làm giàu cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm ảo phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại các hu công nghiệp, đẩy mạnh xuất hẩu lao động, huyến h ch các hình thức tạo việc làm tại chỗ.
Cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 68,7%; công nghiệp và xây dựng là 15,5%; thương mại, du lịch, dịch vụ hác là 15,8%.
Mục tiêu cụ thể
Giai đoạn 2016 - 2020 giải quyết việc làm mới cho 85.000 lao động, gồm: Giải quyết việc làm từ chương trình phát triển inh tế - xã hội: 67.320 lao động.
Giải quyết việc làm từ cho vay vốn giải quyết việc làm: 13.680 lao động; Giải quyết việc làm từ xuất hẩu lao động: 500 lao động;
Cung ứng lao động cho các hu cơng nghiệp ngồi tỉnh: 3.500 lao động
Tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động chưa có việc làm ở hu vực thành thị trung ình là 3,8%/năm; ổn định tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở hu vực nông thôn ở mức 89%.
3.2. Giải pháp chủ yếu hồn thiện chính sách tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La