NHÌN NHẬN THỰC TẾ TÌNH HÌNH CHẬM TIẾN ĐỘ HỢP ĐỒNG XÂY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân chậm tiến độ các công trình dân dụng tại thành phố đà nẵng và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 26)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. NHÌN NHẬN THỰC TẾ TÌNH HÌNH CHẬM TIẾN ĐỘ HỢP ĐỒNG XÂY

LẮP CÁC CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI TPĐN SỬ DỤNG VNS

Thực hiện thống kê một số cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách được thể hiện tại Bảng 2.1. Tổng hợp một số cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách chậm tiến độ thực hiện theo hợp đồng ký kết.

Bảng 2.1. Tổng hợp một số cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách chậm tiến độ thực hiện theo hợp đồng ký kết

Stt Cơng trình Tiến độ hợp đồng (ngày) Thời gian xin gia hạn tiến độ (ngày) Chậm so với kế hoạch (%)

1 Xây mới khối lớp học 4 tầng

Trường tiểu học Lê Quý Đôn 205 41 20.0

2 Trung tâm xúc tiến du lịch kết

hợp hỗ trợ du khách 210 91 43.3

3 Trung tâm hành chính phường

Hịa Phát 210 90 42.9

4 Cơng trình Nhà ở cơng nhân

KCN Hòa Cầm (GĐ1) 280 140 50.0

5 Sửa chữa, cải tạo nhà số 32

Bạch Đằng 160 30 19.0

6 Chung cư Thu nhập thấp Tân

Trà 439 110 25.1

7

Trung tâm huấn luyện vận động viên tại khu LHTDTT Hòa Xuân

465 163 35.1

8 Trụ sở làm việc Báo Đà Nẵng 365 62 17.0

9 Xây lắp nâng cấp, sửa chữa Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng 180 (thời gian hoàn thành 01/7/2019) gia hạn đến 30/06/2020

10 Chung cư tại 201 Đống Đa 294 182 61.9

11 Kho lưu trữ chuyên dụng thành

phố Đà Nẵng (giai đoạn 2) 200 71 35.5

12 Cải tạo, mở rộng nhà ở học viên

tại Cơ sở xã hội Bàu Bàng 355 75 21.1

Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm chậm tiến độ của từng cơng trình cho thấy việc chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại TPĐN sử dụng VNS đa số lớn hơn 20%, điều này là một thực tế đáng báo động. Việc chậm trễ tiến độ thi công làm mất đi ý nghĩa, mục tiêu ban đầu của dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng VNS Nhà nước. Phần tiếp theo sau sẽ đánh giá chi tiết các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại TPĐN sử dụng VNS.

2.2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH THEO HỢP ĐỒNG ĐÃ KÝ KẾT

Cơng trình Trung tâm huấn luyện Vận động viên tại Khu liên hợp thể dục

thể thao Hòa Xuân (giai đoạn 1): đây là dự án được Chủ tịch UBND thành phố Đà

Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 12/3/2016 và giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp Đà Nẵng là chủ đầu tư theo quyết định 4831/QĐ-UBND ngày 21/7/2016, nhà thầu chính thi cơng hạng mục xây lắp khối nhà tập luyện là Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng. Với Hợp đồng số 669/HĐ-XD ngày 23/11/2016, giá trị hợp đồng là 76.553.970.000 đồng, thời gian thi công 450 ngày kể từ ngày bàn giao mặt bằng (29/11/2016- 22/2/2018). Tuy nhiên, khối lượng hoàn thành đến thời điểm tháng 2/2018 đạt 62% khối lượng hợp đồng. Việc thi công không đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký kết do một số nguyên nhân sau:

- Điều chỉnh thiết kế nhằm đảm bảo công năng sử dụng và đáp ứng yêu cầu của đơn vị vận hành: điều chỉnh hệ thống điện nhẹ (lắp đặt điện nhẹ phục vụ Internets, điện thoại, camera, tivi nhằm đảm bảo công năng phục vụ giảng dạy), điều chỉnh sơn trong và ngoài nhà, bổ sung khung sắt treo trần, của sắt đại sảnh và một số bổ sung phần điện nước; tận dụng thiết bị khu xông hơi và bể sục từ khu bể bơi cũ để về lắp đặt; chuyển đổi cơng năng khu tập luyện bóng chuyền thành khu tập luyện cầu lơng, bóng bàn; bổ sung trang thiết bị để sử dụng.

- Điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công như bổ sung bản vẽ thiết kế và khối lượng nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình (theo thiết kế, tồn bộ tường khu vực WC các tầng được xây bằng gạch Block rỗng nên dẫn đến hiện tượng ẩm mốc, thấm quanh chân tường, chiều cao tường lớn 5.85 nhưng khơng có giằng tường, do đó bổ sung bê tơng chân tường dày 10cm cho tồn bộ WC, bổ sung giằng tường xây gạch trong nhà); Bổ sung chiều dài cọc đại trà theo thự tế thi cơng; Thay đổi kích thước cọc, mác cọc (điều chỉnh kích thước cọc tại khu vực tập tạ từ kích thước 250x250mm, mác 300 sang cọc kích thước 250x250 mác 250; điều chỉnh cọc khu vực đường chạy kích thước 200x200mm, mác 250 sang cọc kích thước 250x250mm mác 250); Điều chỉnh vật tư (điều chỉnh thép ống D90x3,2 chủng loại Hòa Phát sang D88,3x3,2); Sai lệch các bản vẽ và dự tốn tính thiếu (sai lệch về thép trong bản vẽ mặt cắt ngang, dọc dầm như số lượng, đường kính, ký hiệu thép).

- Nhân cơng bình qn trên cơng trường vẫn chưa đáp ứng số lượng yêu cầu, có những khoảng thời gian chỉ có 60/95 nhân cơng/ngày (chỉ đạt 63%).

- Nhân sự ban Chỉ huy cơng trình khơng ổn định, thay đổi liên tục.

Cơng trình Chung cư thu nhập thấp Tân Trà: dự án được phê duyệt dự án tại

Quyết định 4921/QĐ-UBND ngày 24/10/2018 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng; Nhà thầu thi cơng cơng trình Tổng cơng ty 789 tại Hợp đồng thi công xây lắp số 340/HĐ-XD ngày 04/10/2019 với giá trị 76.498.046.000đồng, thời gian thi công 439 ngày (11/10/2019- 03/01/2021). Tuy nhiên, việc thi công không đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký kết do một số nguyên nhân sau:

- Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virut Corona đã xảy ra vào cuối tháng 1/2020, đến ngày 01/02/2020 Thủ tướng có Quyết định số 173/QĐ-TTg công bố dịch bệnh. Ảnh hưởng của đợt dịch này, từ ngày 11/3/2020 đến ngày 30/4/2020 (50 ngày) nhà thầu không thể huy động đủ số lượng nhân công theo cam kết.

- Đợt dịch lần 2 bắt đầu từ cuối tháng 7/2020 tiếp tục ảnh hưởng đến tiến độ thi cơng, cơng trình phải tạm dừng thi công 31 ngày (từ ngày 01/8/2020 đến ngày 31/8/2020) theo Công văn số 5027/UBND-VHXH ngày 30/7/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng và 24 ngày (từ ngày 01/9/2020 đến ngày 25/9/2020) thi công cầm chừng do việc thực hiện giãn cách xã hội, tổng thời gian bị ảnh hưởng 55 ngày.

- Bão số 5 và mưa lớn từ ngày 17/9/2020 đến ngày 20/9/2020: cơng trình phải tạm ngừng thi công 04 ngày để triển khai ứng phó bão;

- Bão số 9 và mưa lớn từ ngày 27/10/2020 đến ngày 30/10/2020: cơng trình phải tạm ngừng thi cơng 04 ngày để triển khai ứng phó bão.

- Bão số 13 và mưa lớn từ ngày 13/11/2010 đến ngày 16/11/2020: cơng trình phải tạm ngưng thi cơng 04 ngày để triển khai ứng phó bão.

- Trong quá trình thi cơng phải điều chỉnh một số vướng mắc và bổ sung các công việc để đảm bảo công năng sử dụng: điều chỉnh cửa sắt kéo tầng 1, bổ sung vách kính khu vực hành lang, điều chỉnh thốt nước mái nhà xe... (có biên bản xử lý) đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến độ thi cơng cơng trình. Tổng thời gian dự kiến bổ sung hồ sơ thiết kế, dự tốn trình thẩm định, phê duyệt, ký phụ lục trúng thầu bổ sung ít nhất 60 ngày.

Qua phân tích tình hình thi cơng cơng trình của hai cơng trình trên, tác giả thu thập thêm một số nguyên nhân như sau: Chủ đầu tư (đơn vị sử dụng) thay đổi thiết kế trong quá trình thi cơng để phù hợp cơng năng sử dụng; nhiều lỗi và không nhất quán trong bản vẽ thiết kế; nhà thầu thi công chậm trễ trong việc điều động nhân lực thi công; năng lực trong công tác quản lý, giám sát tiến độ của nhà thầu; dịch bệnh; điều kiện thời tiết bất thường; thời gian phê duyệt dự toán phát sinh kéo dài.

ngoài nước, cùng với các nguyên nhân tác giả thu thập qua các văn bản tại Sở Xây dựng Đà Nẵng về báo cáo tình hình thi cơng cơng trình, tác giả tiến hành xây dựng các nguyên nhân chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại TPĐN sử dụng VNS trong phần tiếp theo.

2.3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG DỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH

Qua phân tích một số ngun nhân chậm tiến độ cơng trình dân dụng trong quá trình triển khai thi công tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách như trên, tác giả nhận thấy hai nguyên nhân gây chậm tiến độ là chủ đầu tư (đơn vị sử dụng) thay đổi thiết kế trong quá trình thi cơng để phù hợp cơng năng sử dụng và ảnh hưởng do dịch bệnh chưa được đề xuất trong các nghiên cứu trước. Do vậy, ngoài 20 nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án cơng trình dân dụng qua các tài liệu nghiên cứu mà tác giả đã tổng hợp, tác giả bổ sung thêm hai nguyên nhân này vào danh mục các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng (thời gian thi cơng theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách tại Bảng 2.2, từ các nguyên nhân này, tác giả tiến hành lấy ý kiến chuyên gia để xác nhận và sàng lọc các nguyên nhân cho phần nghiên cứu tiếp theo.

Bảng 2.2. Danh mục các nguyên nhân gây chậm tiến độ

Stt

Các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng (thời gian thi cơng theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại

thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách

1 Tai nạn lao động

2 Năng lực trong công tác quản lý, giám sát tiến độ của nhà thầu 3 Năng lực tài chính của nhà thầu

4 Chậm trễ trong việc điều động nhân lực thi công 5 Chậm trễ trong việc trình vật tư mẫu

6 Năng lực về lập tổ chức mặt bằng thi công, biện pháp thi công 7 Tư vấn thiết kế chậm cung cấp hồ sơ điều chỉnh

8 Thiết kế thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực được giao

9 Thiếu kỹ sư kinh nghiệm trong xây dựng, thẩm tra dự tốn cơng trình 10 Thiếu sự hỗ trợ giữa tư vấn giám sát và nhà thầu

11 Công tác khảo sát, địa chất cơng trình chưa sát thực tế 12 Nhiều lỗi và không nhất quán trong bản vẽ thiết kế 13 Dịch bệnh

14 Lạm phát

Stt

Các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng (thời gian thi cơng theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại

thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách

16 Vị trí xây dựng

17 Thời gian phê duyệt dự toán phát sinh kéo dài 18 Thay đổi về chính sách và pháp luật

19 Chưa qui định thưởng khi hoàn thành hợp đồng trước thời hạn 20 Chủ đầu tư chậm thanh toán cho nhà thầu

21 Chủ đầu tư thay đổi ý kiến trong q trình thi cơng xây dựng 22 Năng lực của bộ phận được giao quản lý dự án còn yếu kém

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên những nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài và phân tích thực trạng một số cơng trình dân dụng chậm tiến độ thi cơng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách, tác giả xây dựng danh mục nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình cơng trình dân dụng (thời gian thi cơng theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách gồm 22 nguyên nhân làm cơ sở cho thiết kế phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu tại Chương 3.

Chương 3 - THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU

Luận văn hướng đến cuộc điều tra khảo sát thực tế để nhận diện các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng (thời gian thi cơng theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách và xếp hạng các nguyên nhân này nhằm đưa ra một số giải pháp giúp cho người quản lý dự án chủ động hơn trong việc điều hành dự án thi công đúng tiến độ và bổ sung thêm các lý thuyết hiện hành.

Để nhận diện và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công, tác giả thiết kế bốn bước cho nghiên cứu tại hình 3.1 Qui trình nghiên cứu, cụ thể:

Bước một: Thơng qua việc nghiên cứu tài liệu để xác định các nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Mục đích của bước này là sơ bộ các nguyên nhân chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng.

Bước hai: Xây dựng mơ hình nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng kết quả sơ bộ các nguyên nhân tại bước một, cùng dữ liệu thu thập từ các văn bản báo cáo tình hình thi cơng cơng trình dân dụng lưu trữ tại Sở Xây dựng Đà Nẵng nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu với các biến giả thuyết. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia giúp xác định thông tin cho nghiên cứu như xác nhận các nguyên nhân và xây dựng thang đo cho mơ hình nghiên cứu, xác định bảng câu hỏi chính thức. Việc xây dựng mơ hình nghiên cứu là cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện bước ba.

Bước ba: Xác định mơ hình nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, tác giả gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng thuộc các bên liên quan đến thi công dự án dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách. Từ đó sàng lọc thơng tin, phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích yếu tố khám phá, xếp hạng các nguyên nhân bằng phần mềm SPSS 22.

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2. XÂY DỰNG MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Với khái niệm chậm tiến độ là tình trạng thời gian thực hiện dự án thực tế dài hơn thời gian quy định trong hợp đồng, mà nguyên nhân xác định tính từ thời điểm bàn giao mặt bằng thi cơng đến khi nghiệm thu hồn thành để đưa hạng mục, cơng trình vào sử dụng đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến năng lực các chủ thể tham gia thi công như chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công; các yếu tố liên quan pháp lý và các yếu tố khác. Cụ thể mơ hình nghiên cứu được xác lập tại Hình 3.2. Khi triển khai nghiên cứu lập dự án, trách nhiệm của chủ đầu tư được xác lập. Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án) phải chịu trách nhiệm toàn diện và xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khi cơng trình nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, từ việc tổ chức lựa chọn tư vấn, nhà thầu theo đúng Luật Đấu thầu và quản lý giám sát quá trình triển khai dự án của các đơn vị trúng thầu. Vì vậy, năng lực của chủ đầu tư ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ của dự án hay chính xác hơn năng lực của chủ

Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát lý thuyết

Thu thập dữ liệu các văn bản tại Sở Xây dựng Đà Nẵng

Mơ hình nghiên cứu

Phỏng vấn chuyên gia

Xác định Bảng câu hỏi chính thức

Khảo sát đại trà

Phân tích nhân tố khám phá, trị trung bình

Kết luận, đề xuất giải pháp Bước 1: Thiết kế nghiên cứu Bước 2: Xây dựng mơ hình Nghiên cứu định tính Bước 3: Xác định mơ hình Nghiên cứu định lượng Bước 4: Kết luận

đầu tư có liên quan trực tiếp đến chậm tiến độ.

Theo Luật Xây dựng quy định tiến độ thi công do nhà thầu thi công lập, chủ đầu tư phê duyệt và quy định trách nhiệm của nhà thầu thi công là phải thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm chất lượng, tiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân chậm tiến độ các công trình dân dụng tại thành phố đà nẵng và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)