5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.5. THẢO LUẬN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5.1. Năng lực yếu kém của nhà thầu
Nhóm yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ thi công thuộc về năng lực của đơn vị nhà thầu trong thực hiện dự án.
Quản lý và giám sát tiến độ khơng chỉ có đơn vị tư vấn quản lý và tư vấn giám sát mà thực sự nhà thầu cũng làm công việc này bởi vì dưới họ cịn có các nhà thầu phụ, tổ đội. Triển khai thi cơng ngồi hiện trường khơng đơn giản vì phải chịu tác
động rất đa chiều, do đó các nhà thầu thi cơng dùng cách riêng của mình để quản lý và giám sát tiến độ của từng nhà thầu phụ, tổ đội. Thế nhưng hệ thống quản lý giám sát của các nhà thầu quá mỏng, hầu hết các nhà thầu chính đều bng lỏng cơng tác quản lý và giám sát tiến độ, kỹ sư giám sát của nhà thầu chính chưa chặt chẽ trong cơng tác giám sát tiến độ của các nhà thầu phụ gây mất kiểm sốt về tiến độ ngay trong lịng các nhà thầu.
Việc kiểm tra về khả năng đáp ứng nhân lực thực tế của từng nhà thầu là yếu tố rất then chốt, việc này đã được kiểm tra trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu và thể hiện trong bản tiến độ thi công, tuy nhiên sau một thời gian dài triển khai thi công, số lượng và chất lượng các nhà thầu phụ, tổ đội đã thay đổi rất nhiều, có những nhà thầu trúng thầu nhiều cơng trình cùng năm, việc phân bổ nhân lực không đúng như cam kết trong bản tiến độ được phê duyệt gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình và nếu khơng nắm bắt năng lực thực sự của từng nhà thầu trước thời điểm xây dựng các giải pháp thì sẽ mất khả thi đối với giải pháp đẩy nhanh tiến độ.
Lập tổ chức mặt bằng thi cơng, biện pháp thi cơng cịn yếu kém chính là khơng hoạch định kế hoạch rõ ràng làm kéo dài thời gian thi công từng cơng tác cụ thể hay khó khăn tài chính của nhà thầu, chậm trễ trong việc trình mẫu vật tư để chủ đầu tư phê duyệt, tai nạn lao động là nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ.
Nhằm hạn chế năng lực yếu kém của nhà thầu trên phương diện hỗ trợ người điều hành quản lý của chủ đầu tư, tác giả đề xuất giải pháp như sau:
Trong công tác tổ chức lựa chọn đơn vị thi cơng thật sự có năng lực, kinh nghiệm phù hợp với từng loại dự án theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, việc đánh giá kinh nghiệm cụ thể trong quản lý và thực hiện hợp đồng xây lắp hoàn toàn dựa trên cơ sở tự khai của nhà thầu, chưa có quy định rõ ràng việc kiểm tra tính chính xác của nội dung tự khai của các nhà thầu. Để việc đánh giá chính xác, minh bạch, tác giả đề xuất cung cấp hai văn bản làm cơ sở để bên mở thầu chấm thầu và tổ chức xác minh tính đúng đắn, trung thực trước khi ký hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu: (i) chủ đầu tư có văn bản xác nhận về chất lượng, về tiến độ thực hiện/hoàn thành của các dự án nhà thầu đã kê khai trong hợp đồng tương tự; (ii) biên bản nghiệm thu hồn thành cơng trình để đưa vào sử dụng tương ứng với hợp đồng tương tự, ngoài ra đối với hợp đồng có phụ lục về gia hạn tiến độ, yêu cầu cung cấp văn bản cho phép gia hạn của người quyết định đầu tư, có đính kèm văn bản tham mưu của cơ quan chuyên môn nhằm xác thực lý do gia hạn tiến độ không thuộc trách nhiệm của nhà thầu.
Trong mọi trường hợp, các bên thực hiện dự án đều có mối liên hệ với chủ đầu tư thông qua hợp đồng, do vậy hợp đồng là pháp lý cao nhất trong giai đoạn thi công, là một căn cứ quan trọng trong công tác xây dựng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc ràng buộc nhân sự và tiến độ với các điều khoản trong hợp đồng một cách rõ ràng và chặt chẽ giúp người quản lý có biện pháp chế tài các nhà thầu trong việc
đẩy mạnh nhân sự và nhân lực chấn chỉnh lại công tác quản lý và giám sát của các nhà thầu, tập trung nhân lực thi công nhằm đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Với một số gợi ý về điều khoản xử phạt vi phạm hợp đồng như sau:
+ Phạt chậm tiến độ: Quy định rõ tỷ lệ bị phạt cho 1 ngày chậm trễ (Nhà thầu sẽ bị phạt 0,03% giá trị sau thuế của hợp đồng cho 01 ngày chậm trễ). Tổng số tiền phạt không quá 12 % giá trị hợp đồng; Quy định rõ các mốc thời gian phải đạt được trong quá trình triển khai thi cơng (theo các giai đoạn thi cơng: cọc, phần móng, phần thân, phần hoàn thiện …). Thời gian chậm trễ tiến độ tại các giai đoạn được xác định căn cứ vào thời gian thực tế thi công và thời gian tiến độ thi công theo yêu cầu đã quy định, trong đó thời gian chậm trễ tiến độ được khấu trừ các nguyên nhân chậm trễ do khách quan. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ khoản tiền phạt từ các khoản thanh toán đến hạn của nhà thầu. Nếu kết thúc giai đoạn sau, nhà thầu bù được tiến độ của giai đoạn trước thì sẽ được hồn trả tiền phạt của giai đoạn trước trong đợt thanh toán cuối của giai đoạn sau liền kề. Trường hợp vì các lý do chủ quan của nhà thầu, bên nhà thầu chậm trễ tiến độ quá 03 lần có văn bản nhắc nhở tiến độ của Chủ đầu tư/ Tư vấn quản lý hoặc có thời gian chậm trễ tiến độ trên 20% số ngày so với Tiến độ tổng, việc xử lý nhà thầu chậm trễ tiến độ như sau: Chủ đầu tư có quyền tịch thu tồn bộ số tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng; Chủ đầu tư có quyền thuê đơn vị khác thực hiện các khối lượng cịn lại của hợp đồng. Chi phí thực hiện các khối lượng cịn lại do Chủ đầu tư quyết định. Giá trị thanh toán khối lượng được khấu trừ vào số tiền thanh toán khối lượng các đợt và giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng mà Chủ đầu tư tịch thu; Chủ đầu tư có quyền đơn phương thực hiện làm hồ sơ thanh - quyết tốn mà khơng cần nhà thầu chấp nhận. Giá trị thanh toán khối lượng được chuyển vào tài khoản do chủ đầu tư quản lý và bên chủ đầu tư có quyền sử dụng để phục vụ thi cơng hồn thành gói thầu.
+ Phạt vi phạm điều động nhân lực: Quy định rõ mức phạt nếu khơng bố trí đủ số lượng nhân lực chủ chốt, số lượng nhân công theo cam kết trong hồ sơ dự thầu. (Nếu nhà thầu bố trí nhân lực chủ chốt khơng đủ số lượng theo danh sách đã đề xuất trong Hồ sơ dự thầu thì nhà thầu chịu phạt 10.000.000 VNĐ (Mười triệu đồng)/người/ngày). Nếu bên nhà thầu bố trí số lượng nhân cơng khơng đủ theo cam kết trong Hồ sơ dự thầu thì bên nhà thầu chịu phạt 2.000.000 VNĐ (Hai triệu đồng)/nhân công/ngày.
+ Phạt vi phạm an tồn lao động và vệ sinh mơi trường: Nếu Bên Chủ đầu tư/ Tư vấn quản lý chứng minh được Bên nhà thầu không tuân thủ bất cứ điều khoản nào về an toàn lao động, vệ sinh mơi trường và phịng chống cháy nổ, thì bên nhà thầu phải chịu phạt một khoản tiền phạt 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng) cho một lần vi phạm. Bằng chứng chứng minh có thể là biên bản hiện trường, chụp ảnh hoặc quay phim.
tham dự hoặc có cử người nhưng khơng đủ thẩm quyền theo quy định tham dự các cuộc họp giao ban định kỳ hoặc đột xuất mà khơng có lý do chính đáng, thì bên nhà thầu phải chịu một khoản phạt 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng) cho một lần vi phạm; Nếu bên nhà thầu vi phạm không tuân thủ về thời gian bắt đầu hoặc kết thúc các cuộc họp mà khơng có lý do chính đáng, thì bên nhà thầu phải chịu một khoản phạt 2.000.000 VNĐ (Hai triệu đồng) cho một lần vi phạm.
+ Ngoài ra, đối với các vi phạm khác, Nhà thầu sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 và Nghị định số 21/2020/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng...Ngoài mức phạt nêu trên, Nhà thầu vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho đại diện Chủ đầu tư, bên thứ ba (nếu có) theo quy định.
+ Số tiền phạt vi phạm hợp đồng sẽ được khấu trừ vào lần thanh toán/tạm ứng liền sau đó. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng.