Yếu tố pháp lý thiếu ổn định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân chậm tiến độ các công trình dân dụng tại thành phố đà nẵng và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 61 - 93)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.5. THẢO LUẬN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5.5. Yếu tố pháp lý thiếu ổn định

Thay đổi về chính sách và pháp luật; Chưa qui định thưởng khi hoàn thành hợp đồng trước thời hạn; Phê duyệt chủ trương điều chỉnh thiết kế, dự toán chưa được qui định về thời gian.

Theo Quyết định 12/2020/QĐ-UBND (được thay đổi bởi Quyết định số 32/QĐ- UBND ngày 11/11/2021) của UBND thành phố Đà Nẵng về Quyết định ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự tốn 17 ngày, trong đó thủ tục hành chính hồ sơ xây dựng cơ bản về thẩm định thiết kế, dự toán điều chỉnh 12 ngày, thời gian người quyết định đầu tư phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công 05 ngày, đề xuất bổ sung qui định thời gian thực hiện thủ tục hành chính liên quan chủ trương hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán bằng nữa thời gian thực hiện thủ tục hành chính hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán 9 ngày, trong đó thủ tục hành chính hồ sơ xây dựng cơ bản về tham mưu chủ trương thiết kế, dự toán điều chỉnh 6 ngày, thời gian người quyết định đầu tư cho chủ trương thiết kế, dự toán điều chỉnh 3 ngày.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4, nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố gây chậm tiến độ thi công cơng trình dân dụng tại TPĐN sử dụng vốn ngân sách Nghiên cứu đã tìm hiểu và phân tích 23 ngun nhân gây chậm trễ tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách, trong đó có 01 nguyên nhân bị loại bỏ do sử dụng thang đo khơng phù hợp. Kết quả trị trung bình cho thấy có 5 nguyên nhân tác tộng mạnh nhất đến khả năng chậm trễ tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng dưới quan điểm của tất cả các bên tham gia thi công gồm: (1) Nhiều lỗi và không nhất quán trong bản vẽ thiết kế; (2) Công tác khảo sát, địa chất cơng trình chưa sát thực tế; (3) Năng lực công tác quản lý, giám sát tiến độ của nhà thầu còn yếu kém; (4) Nhà thầu chậm trễ trong việc điều động nhân lực; (5) Thiếu kỹ sư kinh nghiệm trong xây dựng, thẩm tra dự tốn cơng trình.

Từ 22 ngun nhân gây chậm trễ ban đầu, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá để nhóm lại thành 5 nhân tố chính với tổng phương sai giải thích là 70.827%, các nhân tố này được xác định là có khả năng đại diện giải thích sự biến thiên của các nguyên nhân ban đầu. Từ đó, nghiên cứu đưa ra 5 mơ hình nhân tố và đề xuất một số giải pháp góp phần giúp các nhà quản lý giải quyết tình trạng chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng.

KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Chậm trễ tiến độ là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều trong xây dựng, chậm trễ tiến độ làm giảm đi ý nghĩa, mục tiêu ban đầu của dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Theo đó, Thành phố Đà Nẵng đã thành lập Tổ liên ngành và Tổ giúp việc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng từ bước chuẩn bị đầu tư đến khi quyết toán dự án hồn thành nhằm đẩy nhanh tiến độ thi cơng, giải ngân vốn đầu tư cơng. Vì vậy, việc nhận diện và xếp hạng các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách là một trong những yêu cầu cấp thiết để có các giải pháp phù hợp khắc phục tình trạng này, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và đây cũng chính là mục tiêu của luận văn.

Dựa trên những nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài và phân tích thực trạng một số cơng trình dân dụng chậm tiến độ thi công tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách cùng với phỏng vấn ý kiến các chuyên gia, tại chương 3 nghiên cứu phân tích ra 23 nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách.

Kết quả nghiên cứu định lượng tại chương 4 đưa ra 5 mơ hình nhân tố chính đại diện giải thích sự biến thiên của 22 nguyên nhân, với 1 nguyên nhân ban đầu bị loại bỏ do sử dụng thang đo không phù hợp như sau: Yếu tố năng lực yếu kém của nhà thầu; yếu tố năng lực yếu kém của tư vấn; yếu tố năng lực yếu kém của chủ đầu tư; yếu tố khác tác động tiêu cực; yếu tố pháp lý thiếu ổn định. Với kết quả phân tích trị trung bình cho thấy 5 nguyên nhân tác động mạnh nhất đến khả năng chậm trễ tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng dưới quan điểm của tất cả các bên tham gia thi công gồm: (1) Nhiều lỗi và không nhất quán trong bản vẽ thiết kế; (2) Cơng tác khảo sát, địa chất cơng trình chưa sát thực tế; (3) Năng lực công tác quản lý, giám sát tiến độ của nhà thầu còn yếu kém; (4) Nhà thầu chậm trễ trong việc điều động nhân lực; (5) Thiếu kỹ sư kinh nghiệm trong xây dựng, thẩm tra dự tốn cơng trình.

Như vậy, tác giả đã nhận diện và xếp hạng các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách. Với 5 nguyên nhân tác động mạnh nhất như trên cho thấy nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Trên cơ sở đó, tác giả gợi ý một số giải pháp góp phần giúp các nhà quản lý chủ động hơn trong giải quyết tình trạng chậm độ thi cơng cơng trình dân dụng.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi công cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách, với tiến độ thi

công theo hợp đồng xây lắp, cụ thể là q trình từ lúc nhận mặt bằng thi cơng đến khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục, cơng trình đưa vào sử dụng. Từ góc độ lý thuyết, nghiên cứu đóng góp một phần kiến thức liên quan đến tiến độ xây dựng và làm phong phú thêm nghiên cứu về các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ dự án dân dụng. Trong khi đó về phương diện thực tế, kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp giúp cho người làm công tác quản lý chủ động và nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ ban đầu.

Tuy nhiên q trình nghiên cứu cũng có những mặt hạn chế như sau:

Nghiên cứu chỉ xét đến các nhân tố gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi cơng cơng trình từ năm 2015-2021, tại thời điểm các quy định còn hiệu lực thi hành đối với Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị Định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Luận văn chưa xét đến các quy định bổ sung, điều chỉnh nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng được quy định tại hai Nghị định trên.

Nghiên cứu chỉ tập trung xem xét đến các nhân tố gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi công từ lúc nhận mặt bằng thi cơng đến khi nghiệm thu hồn thành hạng mục, cơng trình đưa vào sử dụng; chưa đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố gây chậm tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn kết thúc dự án dân dụng tại TPĐN sử dụng vốn ngân sách.

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Vì thời gian thực hiện đề tài cịn hạn chế, trong khuôn khổ luận văn, tác giả mới chỉ tổng hợp được các nghiên cứu đã được cơng bố trong và ngồi nước về các nguyên nhân chậm tiến độ các cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng, chưa phân tích được cụ thể, chi tiết sự khác biệt, đặc trưng giữa các nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án dân dụng tại Đà Nẵng so với các tỉnh, thành khác trong nước. Đồng thời nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố gây chậm tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn kết thúc dự án dân dụng tại TPĐN sử dụng VNS. Đây cũng chính là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo đi sâu vào nghiên cứu các nhân tố gây chậm tiến độ trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn kết thúc dự án dân dụng tại TPĐN sử dụng vốn ngân sách, qua đó phân tích sự khác biệt, đặc trưng của các nguyên nhân gây chậm tiến độ tại thành phố Đà Nẵng so với các tỉnh thành khác để các nhà quản lý có cách nhìn cụ thể về các ngun nhân gây chậm tiến độ trong từng giai đoạn của dự án dân dụng tại TPĐN sử dụng VNS, để từ đó lập ra mơ hình kiểm sốt đảm bảo tiến độ của toàn dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PV/VOV-Miền Trung. Nhiều dự án động lực, trọng điểm tại Đà Nẵng chậm tiến độ. Kinh tế, 2021. [Online]. Xem tại: https://vov.vn/kinh-te/nhieu-du-an-dong- luc-trong-diem-tai-da-nang-cham-tien-do-841026.vov. [Ngày truy cập: 07/07/2021].

[2] Hoàng Anh. "Đà Nẵng lo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm". Báo điện tử Đầu tư, 2021. [online]. Xem tại: https://baodautu.vn/da-nang-lo-tien-do-thuc-hien-

cac-du-an-trong-diem-d149494.html. [Ngày truy cập: 17/8/2021].

[3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2021), Về việc đề xuất thành lập Tổ liên

ngành và Tổ giúp việc để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư xây dựng..

[4] Ousseni Bagaya, Jinbo Song (2016), "Empirical Study of Factors Influencing Schedule Delays of Public Construction Projects in Burkina Faso", Journal of

Management in Engineering, vol. 32, p. 05016014.

[5] Lâm Long Thịnh, Hà Duy Khánh, Phạm Đức Thiện (2017), "Khảo sát và xây dựng mơ hình đánh giá ngun nhân chậm trễ tiến độ trong các cự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước", Khoa học Công nghệ Xây dựng, tập 32, số 1, từ trang 75 đến trang 81.

[6] Vũ Quang Lãm, (2015), "Các yếu tố gây chậm tiến độ và vượt dự toán các dự án đầu tư công tại việt Nam", Phát triển & Hội nhập, tập 23, số 33, từ trang 24 đến trang 31.

[7] Trần Hoàng Tuấn (2014), "Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và thời gian hồn thành dự án trong giai đoạn thi công trường hợp nghiên cứu trên địa bàn thành phố Cần Thơ", Tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ, số 30, từ trang 26 đến trang 33.

[8] Huỳnh Văn Hiệp (2014), "Nghiên cứu và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng gây chậm trễ những dự án xây dựng dân dụng tại Trà Vinh", Khoa học Công nghệ, số 14, từ trang 23 đến trang 29.

[9] Quốc hội (2014), Luật xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014. Hà Nội.

[10] Chính phủ (2021), Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án

đầu tư xây dựng số: 15/2021//NĐ-CP. Hà Nội.

[11] Bùi Huy Thông (2014), Nghiên cứu một số giải pháp của đơn vị tư vấn giám sát

nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công trên các cơng trình xây dựng. Trường Đại học

Thủy Lợi

[12] Đinh Tuấn Hải, Phạm Xuân Anh (2013), Quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng.

[13] Bộ Xây dựng (2012), Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nguyên tác phân loai, phân cấp cơng trình dân dụng, cơng nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị số: 12/2012/TT-BXD ngày 28/12/2012. Hà Nội.

[14] Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐẠI TRÀ

“NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM TIẾN ĐỘ THI CƠNG CƠNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH”

Kính chào Quý anh/chị!

Tôi tên Lê Thị Mỹ Nhung, học viên cao học ngành Quản lý xây dựng, Khoa Quản lý dự án – Trường Đại Học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, tôi đang thực hiện một nghiên cứu “Nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân

dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách”.

Chậm trễ tiến độ trong các dự án xây dựng làm giảm hiệu quả khi đưa dự án vào hoạt động thậm chí cịn làm cho dự án bị thất bại. Hậu quả là mục tiêu ban đầu của dự án đã giảm đi ý nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Mục đích của khảo sát này là nhận diện và xếp hạng các nguyên nhân gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi cơng các cơng trình xây dựng dân dụng tại tp Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách từ năm 2015 đến 2021.

Để có một cơ sở dữ liệu chính xác nhằm phục vụ nghiên cứu, tôi rất mong Quý Anh/ Chị dành một ít thời gian đóng góp ý kiến, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của bản thân và hỗ trợ tôi trả lời câu hỏi bảng khảo sát. Tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc giữa bí mật thơng tin và cam đoan chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian quý giá của mình để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mà Anh/Chị đã có, hỗ trợ Tơi hồn thành nghiên cứu này.

Trân trọng cảm ơn quý Anh/Chị!

I. Thông tin chung

Anh/Chị vui lòng chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu (x) vào ô vuông () tương ứng.

1. Có bao nhiêu cơng trình dân dụng tại TP Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách từ năm 2015 đến 2021 mà Quý anh/chị đã tham gia? (Nếu anh/ chị chưa tham gia cơng trình dân dụng tại TP. Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách, vui lịng khơng thực hiện bảng khảo sát)

 Dưới 5 cơng trình  Từ 5-10 cơng trình

 Từ 11 đến 15 cơng trình  Lớn hơn 15 cơng trình

2. Phần lớn dự án xây dựng dân dụng đã tham gia, Quý anh/chị công tác ở vai trò?

 Chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn  Giám sát tác giả

 Giám đốc, phó giám độc dự án  Chỉ huy trưởng

 Tư vấn giám sát trưởng, phó  Khác

3. Trình độ học vấn

 Tiến sĩ  Đại học

II. Thực trạng Tiến độ thực hiện các cơng trình dân dụng trong giai đoạn thi công tại tp Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách từ năm 2015 đến 2021, trong đó tiến độ thi công theo hợp đồng xây lắp, cụ thể là q trình từ lúc nhận mặt bằng thi cơng đến khi nghiệm thu hồn thành hạng mục, cơng trình đưa vào sử dụng.

Anh/Chị vui lịng chọn câu trả lời thích hợp bằng cách đánh dấu (x) vào ơ vng () tương ứng.

1. Anh/chị đánh giá thế nào về số lượng cơng trình dân dụng chậm tiến độ tại TP Đà Nẵng được đầu tư từ năm 2015 đến nay?

 Rất ít xảy ra  Ít xảy ra  Thường xuyên  Rất thường xuyên

III. Mức độ ảnh hưởng các nguyên nhân gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi công từ lúc từ lúc nhận mặt bằng thi công đến khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục, cơng trình đưa vào sử dụng cơng trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách từ năm 2015 đến nay.

Anh/chị sử dụng thang đo đánh giá sau: 1 = Không ảnh hưởng, 2 = Hiếm khi ảnh hưởng, 3 = Đôi khi ảnh hưởng, 4 = Thường ảnh hưởng, 5 = Luôn luôn ảnh hưởng.

Không ảnh hưởng 1→ 2 → 3 → 4 → 5 Luôn ảnh hưởng

Stt

Nguyên nhân gây chậm tiến độ trong giai đoạn thi cơng các cơng trình xây dựng dân dụng tại TPĐN

có sử dụng vốn ngân sách

Mức độ ảnh hưởng

1 2 3 4 5

Yếu tố liên quan đến năng lực của Chủ đầu tư

1 CDT1- Năng lực của bộ phận được giao quản lý dự án còn yếu kém

2 CDT2- Thiếu sự phối hợp với cơ quan chuyên môn trong cuộc họp xử lý thiết kế

3 CDT3- Thay đổi ý kiến trong q trình thi cơng xây dựng

4 CDT3- Nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nguyên nhân chậm tiến độ các công trình dân dụng tại thành phố đà nẵng và đề xuất một số giải pháp khắc phục (Trang 61 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)