5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU
Luận văn hướng đến cuộc điều tra khảo sát thực tế để nhận diện các nguyên nhân gây chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng (thời gian thi công theo hợp đồng xây lắp tính từ lúc bàn giao mặt bằng) tại thành phố Đà Nẵng có sử dụng vốn ngân sách và xếp hạng các nguyên nhân này nhằm đưa ra một số giải pháp giúp cho người quản lý dự án chủ động hơn trong việc điều hành dự án thi công đúng tiến độ và bổ sung thêm các lý thuyết hiện hành.
Để nhận diện và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến chậm tiến độ thi công, tác giả thiết kế bốn bước cho nghiên cứu tại hình 3.1 Qui trình nghiên cứu, cụ thể:
Bước một: Thông qua việc nghiên cứu tài liệu để xác định các nội dung phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Mục đích của bước này là sơ bộ các nguyên nhân chậm tiến độ thi cơng cơng trình dân dụng.
Bước hai: Xây dựng mơ hình nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu, tác giả sử dụng kết quả sơ bộ các nguyên nhân tại bước một, cùng dữ liệu thu thập từ các văn bản báo cáo tình hình thi cơng cơng trình dân dụng lưu trữ tại Sở Xây dựng Đà Nẵng nhằm xây dựng mơ hình nghiên cứu với các biến giả thuyết. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia giúp xác định thông tin cho nghiên cứu như xác nhận các nguyên nhân và xây dựng thang đo cho mơ hình nghiên cứu, xác định bảng câu hỏi chính thức. Việc xây dựng mơ hình nghiên cứu là cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện bước ba.
Bước ba: Xác định mơ hình nghiên cứu. Triển khai nghiên cứu, tác giả gửi bảng câu hỏi đến các đối tượng thuộc các bên liên quan đến thi công dự án dân dụng tại thành phố Đà Nẵng sử dụng vốn ngân sách. Từ đó sàng lọc thơng tin, phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích yếu tố khám phá, xếp hạng các nguyên nhân bằng phần mềm SPSS 22.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu