Bảng 1.1 Tổng hợp các dự án đầu tư từ năm 2016 đến năm 2020
1.4. Tác động của các dự án đã đầu tư giai đoạn 2016-2020 đến việc xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn xã Axan, huyện Tây Giang.
1.4.1. Các Dự án về lĩnh vực sắp xếp bố trí dân cư tập trung
- Để có một nền kinh tế ổn định, người dân có thể an tâm sản xuất kinh doanh buôn bán, sinh hoạt và học tập thì điều quan trọng nhất là phải ổn định chỗ ở cho tất cả 06/06 thơn, như ơng cha ta thường nói (an cư lạc nghiệp); qua thực tế cho thấy việc chú trọng đầu tư các dự án san ủi mặt bằng bố trí dân cư, để người dân tập trung về nơi ở mới, ổn định, an tồn cũng đã được chính quyền quan tâm đầu tư, do dân số ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ gia đình trẻ nhiều nên nhu cầu về đất ở và nhà ở là rất cao.
- Đầu tư dự án san ủi mặt bằng, để bố trí dân cư tập trung vừa phát huy được những giá trị văn hóa của dân tộc Cơ Tu trước đây để tiếp lửa cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, gắn kết thêm tình đồn kết, đặc biệt là dễ quản lý, nhằm đảm bảo trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Nếu như chúng ta để các hộ gia định ở rải rác thì dễ mất kiểm sốt, khơng quản lý được, bởi vì xã Axan là một xã nằm sát biên giới Việt – Lào, địa hình phức tạp, vì vậy khi các hộ gia đình ở rải rác, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền chống phá, vấn đề này gây mất an ninh biên giới, người dân không an tâm sản xuất, kinh doanh buôn bán và dẫn đến khơng có nguồn thu nhập, có xu hướng nghèo lâu dài.
- Như vậy, có thể thấy rằng dự án sắp xếp dân cư gắn ổn định là hết sức quan trọng đến việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã Axan, tuy nhiên tác động của dự án này đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội là chưa được chú trọng quan tâm đầu tư.
Các dự án đã đầu tư trong 05 năm qua, không tạo ổn định đời sống cho người dân, người dân vẫn còn chưa ổn định về chỗ ở.
1.4.2. Các dự án về thu hút đầu tư liên quan đến các sản phẩm thế mạnh của địa phương
a. Các dự án đến lĩnh vực thu hút đầu tư các dược liệu quý
- Đầu tư là có 02 dạng đó là Nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư các cơ sở hạ tầng để đáp ứng phục vụ cho nhân dân và Nhà nước có
chính sách thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất vào các sản phẩm thế mạnh của địa phương, từ đó giúp người dân có cơ hội hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn, để duy trì được cơng việc ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị biên giới.
- Các dự án đã đầu tư trong giai đoạn (2016-2020), không làm tăng lên các sản phẩm thế mạnh của địa phương, các địa phương khơng có điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp bên ngồi chưa có điều kiện tiếp cận để đầu tư các dược liệu quý. - Như đã khái quát ở phần trên, trên địa bàn xã Axan có những lợi thế nhất định để xây dựng các dự án nhằm thu hút đầu tư, góp phần giải quyết việc làm cho người dân.
b. Các dự án thu hút du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái:
- Với lợi thế dân tộc Cơ tu chiếm hơn 99% tổng dân số tồn xã và một dân tộc có nền văn hóa giá trị lâu đời, phong phú đa dạng, thêm vào đó có điều kiện thiên nhiên mát mẻ, có rừng tự nhiên che phủ rất lớn, có nhiều thác ghền, song suối đẹp, mặt khác trên địa bàn xã có những lợi thế về những cây dược liệu q như cây Ba Kích, Đảng sâm, có hoa lan rừng tự nhiên, có cây hoa anh đào rừng, có hoa Đỗ quyên nằm ở độ cao hơn 2.050 so với mực nước biển….
- Những lợi thế đó là tiên đề để kêu gọi thu hút đầu tư nhằm phục vụ du khách và giải quyết việc làm cho người dân; đến thời điểm này, những thế mạnh trên vẫn chưa được phát huy hiệu quả, vì vậy người dân khơng thể tự đứng làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
- Các dự án đã đầu tư trong giai đoạn (2016-2020) không tạo động lực cho dự án lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch phát triển sinh thái phát triển.
1.4.3. Các Dự án về lĩnh vực giao thông nông thôn:
- Xây dựng tuyến đường giao thơng từ tuyến chính về đến trung tâm các thơn là một trong những vấn đề quan trọng nhất để giúp người dân có thể vận chuyển hàng hóa, nơng sản, dược liệu… để buôn bán ra thị trường, những năm gần đây nhà nước có đầu tư tuyến đường này, nhưng chưa giải quyết được vấn đề trung chuyển hàng hóa nguyên nhân cụ thể như sau:
+ Kết cầu mặt đường chưa đủ đảm bảo về độ rộng, độ cứng để người dân có thể đưa những chiếc xe có tải trọng lớn vận chuyển các mặt hàng sẵn có của địa phương; mặt khác do suất đầu tư cao nên chưa đầu tư hết được kết cấu mặt đường bê tông đến các thơn, vì vậy, người dân chỉ có thể đi lại trao đổi hàng hóa vào mùa hè.
với khu ở, việc chưa có nguồn vốn đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất, cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Axan, mặc dù người dân có trồng các loại dược liệu quý, có sản xuất nông sản, nhưng khi vận chuyển bằng thủ công, chủ yếu là gũi cỗng trên tuyến đường dốc, phực tạp, vấn đề này gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cũng như giá cả thị trường.
- Qua phân tích sự ảnh hưởng của 02 yếu tố trên có thê thấy rằng: Sự thiếu thốn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của người dân và người dân không thể phát huy hiệu quả thế mạnh của địa phương mình để giao thương với các vùng đồng bằng, vì vậy kinh tế người dân kém phát triển là hệ lụy của việc giảm nghèo chậm tại địa bàn này.
- Các dự án đầu tư trong giai đoạn (2016-2020) chưa chú trọng đến giao thông vào khu sản xuất, vì vậy người dân chưa có điều kiện khai hoang, khai thác để làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại, làm năng suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không cao, nguồn thu khơng có.
1.4.4. Các Dự án về mạng lưới điện
- Hệ thống điện là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết các vấn đề việc làm và chế biến các mặt hàng nông sản trên địa bàn xã Axan, là một xã biên giới nằm sát đường biên giới Lào, có địa hình đối núi cao, hiểm trở, việc kéo lưới điện quốc gia đến xã Axan rất chậm, một số thơn vẫn chưa có lưới điện quốc gia, những thơn đã có lưới điện nhưng lại không được sử dụng thường xuyên, nguyên nhân do thời tiết mưa gió nhiều, tuyến đường lưới điện dài nằm ở đồi núi, nên việc mất điện là xảy ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
- Các dự án đầu tư trong giai đoạn (2016-2020) chưa chú trọng đến lĩnh vực hạ tầng điện, vì vậy người dân chưa có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, trong sản xuất kinh doanh.
1.4.5. Các Dự án về Giáo dục
- Để phát triển bền vững thì cần có những nhân tài, nhân tài phải được đào tạo trong môi trường trường lớp đạt chuẩn để các em có điều kiện tiếp thu những kiến thức mới và đủ điều kiện để vươn xa học hỏi những văn minh từ các Thành phố lớn, từ đó về phục vụ quê hương giàu mạnh.
- Rõ ràng tầm quan trọng, ảnh hưởng và tác động của mạng lưới trường lớp đến vấn đề phát triển kinh tế xã hội là hết sức quan trọng; tuy nhiên, trong những năm vừa qua trên địa bàn xã Axan, tuy có đầu tư trường lớp nhưng vẫn chưa được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về trường lớp từ bậc Mầm non đến THPT; trước đây 06/06 thơn chưa có trường Mầm non, nếu muốn đi học phụ huynh phải cõng các em đi đường rừng đến trường, do điều kiện khó khăn như vậy, các em khơng có cơ hội được đến
trường học Mầm non, đến 6 tuổi phải bắt đầu vào học trường xã, như vậy sẽ không có đủ kiến thức, chất lượng nền giáo dục khơng cao dẫn đến các em không thể vươn xa trong hành trình tìm kiếm kiến thức để phục vụ cho cuộc sống.
- Tại trung tâm huyện Tây Giang, đã được xây dựng trung tâm dạy nghề, nhằm đào tạo thanh niên học nghề để có cơng ăn việc làm, đến thời điểm này việc đào tạo nghề cho thanh niên chưa mang lại hiệu quả, sau khi dạy các nghề như thợ mộc, may…. một số thanh niên khơng có chỗ làm và tiếp tục trở về với cơng việc truyền thống đó là làm ruộng nương rẫy.
- Các dự án đầu tư trong giai đoạn (2016-2020), tuy có đầu tư về trường học, nhưng chưa đồng bộ giữa các thơn, vì vậy tỷ lể các em đi bộ đến trường điểm xã vẫn còn, nên tỷ lệ vắng học cao, giảm chất lượng học của các em.
1.4.6. Các dự án về Y tế
- Trước đây mỗi khi đau ốm người dân khơng có điều kiện đi khám và chữa bệnh, do tuyến đường từ thơn đến xã, đến huyện chưa có, người dân phải khiêng, cõng bệnh nhân đi đường rừng hơn 02 ngày mới đến tuyến huyện, hiện nay đã có trạm y tế quân dân y kết hợp (kết hợp y bác sĩ Đồn Biên Phòng Axan với các y bác sĩ xã Axan), từ đó việc khám chữa bệnh thuận lợi hơn nhiều, người dân có thể đi khám các loại bệnh thông thường để đảm bảo sức khỏe, từ đó có sức làm kinh tế, sản xuất kinh doanh buôn bán nâng cao thu nhập.
- Tuy nhiên, do thiếu thốn nhiều cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ cịn thiếu, mỗi khi người dân có bệnh nặng, phải đi tuyến huyện, thậm chí phải xuống Thành Phố Đà Nẵng để chữa bệnh, do điều kiện kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50% toàn xã, kinh phí đi lại và khám chữa bệnh tuy có nhà nước hỗ trợ một phần, nhưng chủ yếu các hộ gia đình tự vay mượn để đi khám kịp thời, đây cũng là vấn đề dẫn đến tái nghèo, khiến kinh tế các hộ gia đình đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn nữa.
- Các dự án đầu tư trong giai đoạn (2016-2020) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh người dân, đội ngũ y tế thôn chưa được chú trọng đào tạo.
1.4.7. Các dự án về nước sinh hoạt
- Để đảo bảo nâng cao sức khỏe cho người dân thì cần đầu tư hệ thống nước sinh
hoạt đảm bảo hợp vệ sinh môi trường và nguồn nước phải thường xuyên cung cấp đến từng hộ gia đình, để họ yên tâm sinh hoạt và làm ăn, tuy nhiên hiện nay hệ thống nước sạch của các thơn đang xóm cấp, dẫn đến lượng cấp nước không được đảm bảo và thường xuyên, nhất là vào mùa khô thiếu nước sinh hoạt nghiệm trọng làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và làm ăn kinh tế của các hộ gia đình, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến trì trệ trong q trình thúc đẩy xóa đói giảm nghèo của địa phương.
nguồn nước sạch, một số thôn vẫn chưa chú trọng đầu tư, nâng cấp trong hạ tầng nước sinh hoạt, suất đầu tư hạ tầng nước sinh hoạt khá cao.
1.4.8. Các dự án về thủy lợi- nông nghiệp-nông thôn
- Để cho nhân dân khai hoang hoang đồng ruộng, có nguồn thu lúa gạo ổn định và năng suất cao, đồng thời là để xóa đói giảm nghèo bền vững, thì các dự án đầu tư trong lĩnh vực thủy lợi-nông nghiệp- nông thôn cần phải được quan tâm, việc đầu tư thủy lợi cũng mang lại nhiều lợi ích, như người dân hạn chế phát nương làm rẫy, giữ được cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch đẹp; qua khảo sát thực tế trên địa