Bảng 1.1 Tổng hợp các dự án đầu tư từ năm 2016 đến năm 2020
2.3. Đánh giá kết quả
2.3.2. Những vấn đề còn hạn chế
a. Các Dự án về lĩnh vực sắp xếp bố trí dân cư tập trung:
Để giảm bớt tình trạng người dân di cư rải rác, gây ảnh hưởng đến việc đầu tư dàn trải, vốn đầu tư cao lại khơng mang hiệu quả kinh tế cao, thì việc đầu tiên cần phải khảo sát những nơi có vị trí địa lý đẹp, không gây sạt lở, để đầu tư san ủi mặt bằng, bố trí dân cư cho các hộ gia đình; thời gian vừa qua tuy đã được chính quyền địa phương quan tâm, nhưng do nguồn vốn hạn hẹp trong khi các hộ gia đình trẻ lập gia đình ngày càng tăng, dẫn đến một số hộ gia đình tự xây dựng nhà ở rải rải, gây huy hiểm đến tính mạng và tài sản khi mùa mưa đến, đồng thời viêc ở rải rác đã không đủ nguồn vốn để đầu tư các cơ sở hạ tầng như giao thông, nước sinh hoạt, điện đến từng hộ gia đình,
đây cũng là vấn đề làm cản trở đến việc đưa đón các em đến trường.
Một số vị trí địa lý đẹp, đảm bảo an tồn không gây sạt lở, để san ủi mặt bằng tập trung cho các thơn thì hộ gia đình có quyền sở hữu vị trí đó chưa và khơng ủng hộ sản ủi mặt bằng, địi hỏi phải có đền bù thỏa đáng từ ngân sách Nhà nước, năng lực và trách nhiệm của cán bộ tại địa phương chưa cao, chưa sâu sát với nhân dân, dẫn đến khó thực hiện trong việc đầu tư dự án san ủi mặt bằng bố trí dân cư ổn định cho các hộ gia định.
Một số hộ gia đình vẫn chưa chủ động về ở tập trung tại mặt bằng mới, trong khi đó ngân sách xã khơng đủ để san ủi mặt bằng riêng lẻ cho từng hộ và tư tưởng chông trờ ỷ lại của một số hộ gia đình cịn nhiều, chưa chủ động trong việc kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm, nhà nước hỗ trợ vật liệu, nhân bỏ công để cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thôn, cho xã tốt hơn.
b. Các dự án về lĩnh vực thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh: + Về sản xuất dược liệu:
- Các mặt hàng được bán ra thị trường còn nhỏ lẻ, chủ yếu người dân tự đi khai thác những sản phẩm sẵn có của tự nhiên, nên số lượng cịn ít, chưa đáp ứng lượng cầu trên thị trường, hằng năm nhu cầu sử dụng và tiêu dùng các mặt hàng như củ Ba kích, Đảng Sâm, Uơi rừng là rất lớn, nhưng khả năng cung ứng ặt hàng này chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thực tế.
- Chính quyền chưa tập trung quy hoạch kinh tế vùng, trọng điểm cho từng thôn bản, chủ yếu người dân tự phát trồng những dược liệu trên, nhưng chưa đảm bảo kỹ thuật, khơng đủ số lượng, do khơng có điều kiện về phân bón nên chất lượng và số lượng cây dược liệu chưa cao.
- Chưa liên kết các giá trị sản phẩm của địa phương với các vùng khác một cách thường xuyên và khoa học, nhiều lúc hàng hóa tồn kho, làm cho người dân không động lực tự sản xuất kinh doanh, sự quan tâm của của chính quyền trong việc kết nối bn bán các sản phẩm của địa phương với các địa phương khác chưa được chú trọng.
- Đối với mật ông rừng ở xã Axan được coi là nguồn dược liệu quý và được các du khách và khách hàng tiêu dùng ưa chuộng, là mặt hàng có kinh tế cao, giá bình quân 500.000 đồng/lít; tuy nhiên việc thu hoạch mật ơng chủ yếu dựa trên những tổ ông tự nhiên và việc thu hoạch mật ơng rừng cịn gây ra mất nguồn gen, người dân chủ yếu đốt tổ để lấy mật; chính quyền tuy có nhắc nhở, nhưng chưa đủ để làm răn đe người dân, vì thế hằng năm tỷ lệ tổ ông rừng tự nhiên ngày càng giảm.
- Chính quyền chưa thực sự đi sát cùng nhân dân trong việc bảo quản, bảo tồn nguồn gen mật ong rừng, với lợi thế là rừng tự nhiên nhiều, các loài hoa quý đa dạng và phong phú đó chính là nguồn để ong hút làm mật, việc không tận dụng rừng già để
ni mật ong là một lãng phí rất lớn của chính quyền và người dân.
c. Các dự án trồng cây và hoa mang kinh tế cao.
Với lợi thế là một xã nằm ở biên giới cao, có nhiệt độ mát mẻ, nơi đây có những cây cảnh có giá trị cao sinh sống rất phù hợp phát triển như hoa phong lan rừng, cây hoa anh đào, đến mùa hoa nở người dân chủ yếu đi tìm đến rừng tự nhiên để nhổ hoa phong lan, nhổ cây hoa anh đào để bán ra thị trường, người dân chưa chủ động trong việc xây dựng và bảo tồn trồng những cây có giá trị này, vì thế hoa phong lan rừng và cây hoa anh đào rừng ngày càng cạn kiệt và hết dần, đồng nghĩa việc thu nhập của người dân trên địa bàn xã Axan giảm dần.
d. Đối với lĩnh vực đầu tư các dự án bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Cơ Tu:
Các dự án trong lình vực này đang mất dần, mặc dầu 06/06 thơn có xây dựng các dự án nhà văn hóa thơn (Nhà Gươl) mang đậm nét truyền thống, tuy nhiên do vật liệu được xây dựng bằng gỗ, tre, tranh nên kết cấu nhà văn hóa xuống cấp trầm trọng, người dân khơng cịn tự góp sức để nâng cấp sửa chữa như trước đây và ỷ lại sự đầu tư bằng ngân sách nhà nước, hệ lụy của vấn đề này làm mất đi giá trị các cơng trình dự án truyên thống của dân tộc Cơ Tu, hơn thế nữa làm các giá trị văn hóa khác cũng mất dần, bởi vì người Cơ Tu cho rằng nhà Gươl là trái tim của làng, là tâm hồn đẹp của mỗi dân tộc Cơ Tu, việc không chủ động trong việc nâng cấp, sửa chữa các dự án kiến trúc nhà Gươl làm mất đi sức hút của du khách trong và ngoài nước, dẫn đến mất nguồn thu từ phát triển du lịch cộng đồng (homestay).
e. Các Dự án về lĩnh vực giao thông nông thôn:
Giao thông nông thôn, đặc biệt là tuyến đường giao thơng tư tuyến chính về đến thơn tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng kết cấu mặt đường chưa đảm bảo, độ dốc cịn rất lớn, gây khó khăn trong việc lưu thơng và vận chuyển hàng hóa, vì thế giá trị các mặt hàng thường rất cao, vì chi phí vận chuyển rất cao và khó khăn.
Tuyến đường từ các thôn đến khu sản xuất chưa được chú trọng đầu tư, 06/06 thơn chưa có tuyến đường vào khu sản xuất, người dân chủ yếu dùng sức lực của mình để gùi các mặt hàng từ khu sản xuất về đến thôn trên con đường đồi núi hiểm trở, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân cũng như hiệu quả kinh tế không cao, số lượng và chất lượng các mặt hàng nông sản, dược liệu không cung ứng kịp thời theo yêu cầu của người tiêu dùng, vì thế tái nghèo luôn diễn ra tại địa phương này.
Trên địa bàn xã Axan chủ yếu được xây dựng các cơ sở hạ tầng dựa trên các nguồn vốn thuộc Chương chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình xây dựng nông thôn mới, việc sử dụng chồng chéo nguồn vốn cũng như quy định chưa phù hợp với điều kiện thưc tế của địa phương làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tỷ lệ
nghèo tăng; trong 19 tiêu chí của nơng thơn mới quy định, khi một xã đã đạt 19 tiêu chí đó, đồng nghĩa xã đã thốt khỏi địa bàn khó khăn, đồng nghĩa Nhà nước khơng cịn chính sách hỗ trợ về tài chính, về chính sách bảo hiểm y tế…. cho người nghèo; ví dụ khi đầu tư cơng trình giao vào khu sản xuất trong năm 2020, sau khi rà soát tất cả các tiêu chí đã đạt, trong năm 2020 phải cơng nhận xã đó đạt chuẩn nơng thơn mới, từ đó sẽ khơng đầu tư và hỗ trợ chính sách cho người nghèo, cận nghèo; xét về mặt tiêu chí thì có thể thấy rằng đã đạt đủ 19/19 tiêu chí, tuy nhiên xét về mặt khoa học thì chưa được, bởi vì mặc dù năm 2020 đã đâu từ tuyến đường giao thông đến khu sản xuất, nhưng nếu tính để người dân khai hoang, sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông sản, dược liệu, trồng cây…. thì ít nhất 05 (năm) sau mới có sản phẩm để bán ra thị trường, lúc đó người dân mới có nguồn thu nhập, việc quy định trên dẫn đến người nghèo, người cận nghèo mỗi lúc đau ốm không đủ để chi trả viện phí và họ phải đi vay chỗ khác, nên việc tái nghèo lại tiếp tục tiếp diễn.
f. Các Dự án về mạng lưới điện:
Hệ thống lưới điện là hết sức quan trọng cho mỗi quốc gia mỗi dân tộc, mỗi dân tộc có phát triển nhanh hay khơng, ngồi những yếu tố khác thì mạng lưới điện là đóng vai trị trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xóa đói giảm nghèo bền vững, việc thiếu lưới điện quốc gia là nhân tố quyết định trong việc tỷ lệ nghèo có chiều hướng tăng và khơng giảm.
g. Các dự án về lĩnh vực giáo dục – y tế: * Các dự án về giáo dục:
Do địa lý phức tạp, khỏang cách giữa các thôn đến trung tâm xã đi lại rất phức tạp, việc chưa đủ nguồn vốn, chưa đủ điều kiện xây dựng Trường mầm non, Trường Tiểu học kiên cố cho các em cũng dẫn đến hệ lụy chất lượng giáo dục chưa cao, các hộ gia đình chủ yếu đi bộ, chưa có điều kiện mua xe gắn máy, đường đi học từ nhà đến trường chủ yếu các em tự đi, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em, một phần trách nhiệm của các phụ huynh trong việc đưa đón các cháu chưa thật sự quan tâm đúng mức
Các dự án trong việc thu hút đầu tư mua sắm các thiết bị thiết yếu để nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy còn thiếu và yếu, các em chưa có đủ cơ sở tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao, đồng nghĩa kiến thức các em chưa vững, chưa đủ để vươn xa trong hành trình tìm kiếm kiến thức, đây cũng là yếu tố dẫn đến việc các em học xong cấp III rồi về lại quê hương làm nông mà không thể sánh vai cùng các bạn trang lứa ở thành thị, vì thế dẫn đến việc thiếu việc làm tại địa bàn xã Axan, tỷ lệ nghèo đói ln tăng cao.
Sức khỏe là yếu tố quan trọng, cũng là nhân tố quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình, mỗi thành viên trong gia đình nếu ai cũng khỏe mạnh thì chắc chắn rằng họ sẽ sản xuất kinh doanh tốt hơn và điều kiện kinh tế khá hơn, nhìn chung cơ sở vật chất về lĩnh vực y tế trên địa bàn xã Axan còn hạn thiếu thốn trong nhiều mặt, phòng khám chữa bệnh còn chật hẹp, các trang thiêt bị mua sắm nhằm phục vụ trong khám chữa bệnh cịn ít, đội ngũ y bác sỹ cịn mỏng, đối với những bệnh nặng người dân phải đi khám và chữa bệnh tại Trung tâm huyện, thậm chí phải xuống Thành Phố Đà Nẵng, làm tăng chi phí cho bệnh nhân, trong khi điều kiện kinh tế của các hộ gia đình chủ yếu là hộ nghèo, khơng có nguồn thu nhập.
h. Các dự án về thủy lợi-nông nghiệp- nông thôn
Trong 05 năm quan (2016-2020) nhìn chung đầu tư vào lĩnh vực này cịn q ít so với nhu cầu khai hoang đồng ruộng; để người dân hạn chế tác động vào rừng đốt nương làm rẫy, thì điều duy nhất là chính quyền các cấp cần tổng hợp nguồn lực để xây dựng các dự án phục vụ tươi tiêu và tạo điều kiện người dân khai hoang đồng ruộng bậc thang, việc này vừa giúp người dân có lúa gạo ổn định, hạn chế việc thiếu lương lực, vừa phát triển du lịch như các tỉnh ở Tây Bắc.
Hiện nay rất nhiều nơi trên địa bàn xã Axan thiếu nước tưới tiêu các cánh đồng ruộng, 06/06 thôn thiếu nước tưới tiêu vào mùa nắng, gây mất mùa thường xuyên, làm cho người dân khơng cịn động lực để khai hoang, sản xuất lúa nước, vì thế nạn đói thường xun xảy ra.