Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp lựa chọn các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo trên địa bàn axan, huyện tây giang (Trang 69 - 92)

Bảng 1.1 Tổng hợp các dự án đầu tư từ năm 2016 đến năm 2020

3.4. Kết luận chương 3

- Trong Chương 3, học viên đã đi phân tích ưu điểm của việc ưu tiên lựa chọn 03 dự án, cơng trình có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế xã hội của các thôn trên địa bàn xã Axan.

- Đưa ra giải pháp cụ thể và giải pháp chung để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, đời sống nhân dân sớm ổn định.

- Ưu điểm: Trong hoàn cảnh nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng còn rất ít, nguồn thu của địa phương khơng có, chủ yếu dựa trên nguồn vốn ngân sách cấp trên đầu tư, vì vậy, khi lựa chọn đầu tư 03 dự án, cơng trình này kéo theo các tiêu chí khác phát triển cụ thể như sau:

+ (1) Dự án san ủi mặt bằng, bố trí dân cư tập trung gắn với hạ tầng giao thông, tạo điều kiện cho người dân có nơi ở ổn định dài, khơng bị sạt lở đất khi mùa mưa bão,

đảm bảo đến tính mạng và tài sản của người dân, đầu tư các cơ sở hạ tầng khác như Trường học, nước sinh hoạt, đường bê tông, điện… tập trung, suất đầu tư thấp dẫn đến hiệu quả chất lượng. Một khi người dân các thôn trên địa bàn xã chưa có chỗ ở ổn định, các hộ gia đỉnh vẫn phải sống trên đồi núi cao, khe suối… mặc dầu chúng ta có đầu tư các hạ tầng khác như trường học, nước sinh hoạt, điện…. thì chắc chắn người dân sẽ khơng có tư tưởng làm ăn ổn định, bởi vì vào những mùa mưa bão, nguy cơ sạt lở đất cao, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản người dân là rất lớn, hơn thế nữa việc đi lại rất khó khăn. Dự án giao thông nông thôn và đường vào khu sản xuất sẽ sớm tạo kiện thuận lợi cho người dân đi lại vận chuyển hàng hóa, người dân có thể áp dụng các máy mốc thiết bị vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy người dân mở rộng khai hoang khu sản xuất, khu du lịch sinh thái. Việc đầu tư giao thông chưa nhất thiết phải đầu tư đồng bộ từng các hạng mục, cần chú trọng đầu tư nền đường cho 06/06 thôn một lúc, thay vì đầu tư đầy đủ hạng mục giao thơng cho 01 thơn, khi 06/06 thơn đều có nền đường thì chắc chắn việc phát triển kinh tế, xã hội của 06 thôn sẽ đồng đều hơn, giảm sự chênh lệch nguồn thu nhập, tỷ lệ nghèo giữa thôn này và thôn khác.

+ (2) Dự án nông nghiệp và thủy lợi: khi đầu tư dự án lĩnh vực nông nghiệp và thủy lợi, giúp người dân có điều kiện khai hoang đồng ruộng với diện tích rộng lớn, tăng năng suất lúa nước, từ đó khơng những đủ ăn, mà cịn có thể bán lúa nước ra thị trường bên ngoài. Khi đầu tư dự án về thủy lợi và nông nghiệp, người dân sẽ khơng cịn phát nương làm rẫy, rừng già, rừng đầu nguồn được bảo vệ từ đó hạn chế thấp nhất xảy ra sạt lở đất, lũ quyét. Đầu tư thủy lợi cần dựa vào điều kiện thực tế theo địa hình miền núi, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, hạn chế đầu tư thủy lợi bằng kênh mương, vì suất đầu tư lớn, cần áp dụng việc Nhà nước hỗ trợ ống nước, người dân bỏ công để kéo và lắp đặt tuyến ống, có như vậy thì việc đầu tư thủy lợi sẽ đồng đều giữa các thôn, 06/06 thơn đều có thủy lợi để khai hoang đồng ruộng, từng bước xóa đói giảm nghèo.

+ (3) Đầu tư Dự án, cơng trình lĩnh vực du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái: Póp phần tạo điều kiện cho người dân có nguồn thu nhập ổn định bằng cách bán ra những mặt hàng sản xuất từ lĩnh vực dự án trồng các cây dược liệu, dự án chăn nuôi, đồng thời tạo động lực cho người dân giữ gìn và bảo vệ rừng thiên nhiên từ đó họ sẽ đầu tư các dự án trồng các cây dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên chất lượng tốt.

- Cụ thể 03 dự án này được tóm tắt và kết luận như sau:

Bảng 3.1. Tóm tắt các dự án, cơng trình có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của các thôn trên địa bàn xã Axan

I. Dự án đầu tư san ủi mặt bằng bố trí dân cư tập trung gắn với hạ tầng giao

Nội dung Ưu điểm

a. Dự án đầu tư san ủi mặt bằng bố trí dân cư tập trung

Chỗ ở Người dân các thơn có chỗ ở ổn định

An tồn Do đã được quy hoạch và khảo sát khi chọn vị trí mặt bằng, người dân ở và sinh sống an tồn, khơng sợ sạt lở, khơng bị lũ qt

Góp phần thúc đẩy phát triển trường học (Giáo dục)

Nhà nước dễ dàng đầu tư cơ sở hạ tầng về trường học ngay tại mặt bằng, các em học sinh có thể học ngay tại thơn của mình mà khơng phải đi bộ, leo dốc, mất an toàn, phụ huynh tiết kiệm được thời gian cõng các em đi học

-Trường ngay tại mặt bằng hạn chế thấp nhất các em nghỉ học, bỏ học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục

Góp phần phát triển giao thơng Đầu tư hạ tầng giao thông tập trung, đồng bộ, chiều dài tuyến đường xây dựng ít, hiệu quả cao, giảm chi phí thấp nhất

Góp phần hiệu quả trong việc đầu tư nước sạch

Khi người dân có mặt bằng để ở tập trung, đầu tư nước sạch tập trung, chi phí thấp, mọi người dân đều có thể hưởng lợi

Góp phần hiệu quả trong việc đầu tư mạng lưới điện

Kéo hệ thống lưới điện tập trung đến mặt bằng, chiều dài tuyến ngắn, giảm chi phí đầu tư, tất cả các hộ gia đình đều có hưởng lợi

Góp phần giữ gìn văn hóa Người dân sống tập trung sẽ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đồn kết hơn, giúp người dân có chỗ để vui chơi, giải trí múa hát

Góp phần bảo vệ an ninh biên giới vững chắc

Mọi thế lực thù địch sẽ khơng có cơ hội xâm nhập, tuyên truyền chống phá Nhà nước.

b.Dự án cơng trình lĩnh vực giao thơng nơng thôn, giao thông đi vào khu sản xuất

Chiều dài tuyến Rút ngắn chiều dài tuyến, giảm chi phí đầu tư, độ dốc tuyến đường thấp, đảm bảo an tồn

kiện đầu tư trồng các cây dược liệu quý, làm kinh tế vườn trang trại, vận chuyển sản phẩm hàng hóa dễ dàng, thuận lợi hơn

II. Dự án lĩnh vực nông nghiệp thủy lợi

Nâng cao năng suất lúa Đầu tư thủy lợi, lượng nước nhiều, người dân có điều kiện trồng lúa nước thuận lợi và năng suất cao, có điều kiện mở rộng khai hoang ruộng bậc thang

Ngoài những 03 dự án cụ thể trên, cịn có ưu điểm của việc phát triển các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Tóm tắt ưu điểm của việc phát triển các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng

III. Các dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Lợi ích về kinh tế

Việc phát triển du lịch sinh tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đồng thời người dân địa phương có thể bn bán các mặt hàng quý của mình làm ra như: Ba kích, Đảng sâm, mật ong, Ngọc linh và các buôn bán các lĩnh vực chăn nuôi như heo rừng. từ đó nâng cao thu nhập, tạo động lực để họ sản xuất kinh doanh

Giữ gìn phát huy bảo tồn giá trị văn hóa

Phát triển du lich cộng đồng góp phần bảo tồn giữ gìn các giá trị văn hóa của dân tộc, hiện nay các du khách rất cần đến những điểm du lịch còn giữ những giá trị văn hóa, họ muốn thưởng thức những món ăn, cảnh quan, kiến trúc văn hóa truyền thống, đây cũng là lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Axan

Góp phần giữ gìn rừng tự nhiên

Việc phát triển du lịch sinh thái tạo động lực cho người dân bảo vệ và giữ gìn rừng tự nhiên, khi nguồn rừng tự nhiên cịn nhiều, thời tiết khí hậu càng trong lành, thu hút nhiều du khách đến thăm quan, người dân có nguồn thu từ du lịch, vừa bảo vệ rừng hiệu quả.

Người dân có điều kiện thuận lợi trồng các dược liệu quý dưới tán rừng tự nhiên.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Để giải quyết đươc vấn để giảm nghèo bền vững và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn xã Axan, huyện Tây Giang cần phải nghiên cứu, phân tích đề xuất lựa chọn các dự án đầu tư hiệu quả hơn, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, ngân sách xã khơng có, rõ ràng giải pháp lựa chọn dự án đầu tư nào trước, dự án nào sau là hết sức quan trọng là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững.

- Cần nghiên cứu dựa trên thực tiễn các thế mạnh của địa phương, tránh việc đầu tư mang tính tự phát, lợi ích trước mắt.

- Địa phương cần thực sự quan tâm đánh giá hiệu quả tính khả thi của dự án, cần xác định rõ thứ tự ưu tiên vào việc đầu tư các dự án, không nhất thiết đầu tư toàn bộ và đồng thời các hạng mục.

- Đã phân tích và đề xuất được 03 giải pháp ưu tiên đầu tư, 03 dự án này nếu được đầu tư sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng và sẽ thúc đẩy được phát triển kinh tế ổn định lâu dài cho người dân CơTu trên địa bàn xã.

2. Kiến nghị

- Trong đề tài nghiên cứu, tuy có nêu ra những giải pháp cụ thể, giải pháp chung và có phân tích những ưu điểm khi lựa chọn 03 dự án, cơng trình nêu trên, nhưng cũng vẫn còn một số tồn tại hạn chế, trong trường hợp tại điạ phương không xảy ra những rủi ro lớn về dịch bệnh, hạn hán, thiên tai thì giải pháp lựa chọn đầu 03 dự án này là phù hợp, nhưng nếu trường hợp dịch bệnh xảy ra, thiên tai bất chợt tàn phá tài sản của người dân thì cần phải ưu tiên đầu tư khắc phục những hạng mục hư hỏng đó để đảm bảo khơng ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

- Học viên chỉ đánh giá, phân tích dựa trên cơ sở thực tế của địa phương và phù hợp với văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu trên vùng biên giới xã Axan, giải pháp của học viên có thể phù hợp trong phạm vi của địa phương, nhưng chưa chắc chắn có phù hợp với dân tộc Cơ Tu ở địa phương khác;

Vì vậy, trong những năm tiếp theo cần nghiên cứu sâu hơn bằng phương pháp hương pháp AHP (Analytical Hierarchy Process) hay còn được gọi là phương pháp phân tích thứ bậc được được nghiên cứu và phát triển bởi Giáo sư Thomas L. Saaty (1977). Đây là phương pháp phân tích định lượng thường được sử dụng để so sánh lựa chọn phương án tối ưu trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu so sánh cho phù hợp với từng vùng miền và sẽ hồn thiện chính xác hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14; ngày 13/06/2020 2. Luật xây dựng số 50/2014/QH13, ngày 18/06/2014 3. Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14; ngày 13/06/2019

4. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo

5. Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Việt Nam. Tên gọi của chương trình theo quyết định này là "Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi".

6. Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV ngày 18/11/2019 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

7. Quyết định Số: 263/QĐ-TTg ngày ngày 22 tháng 02 năm 2022 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

8. Quyết định Số: 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 Ban hành bộ tiêu chí về xã nơng thơn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025

9. Quyết định Số: 13/NQ-TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

10. Quyết định Số: 26/NQ-TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp lựa chọn các dự án đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo trên địa bàn axan, huyện tây giang (Trang 69 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)