Bảng 1.1 Tổng hợp các dự án đầu tư từ năm 2016 đến năm 2020
2.3. Đánh giá kết quả
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
- Nhìn chung so với những năm trước đây, tức là so với năm 2016 về trước, thì cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Axan đã từng bước đầu tư, người dân cũng đã có điều kiện thuận lợi trong việc giao thương trao đổi bn bán hàng hóa, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo bền vững và cụ thể như sau:
a. Các dự án trong lĩnh vực giao thơng:
+ Tuyến đường chính, huyết mạch từ Trung huyện Tây Giang đến Trung tâm xã Axan:
- Từ khi tuyến đường nay đã thông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, nếu như trước đây người dân xã Axan phải đi bộ đường rừng hơn 01 ngày mới đến trung tâm huyện, các mặt hàng thiết yếu như muối, mì chính….. người dân phải đi gùi mất hơn 02 người 01 đêm cả đi lẫn về, các em muốn đi học cấp II, III cũng phải đi bộ, lội suối rất vất vả; thì hiện nay người dân chỉ mất hơn 2 tiếng đồng hồ đi xe máy từ Trung tâm xã Axan về trung tâm huyện, việc rút ngắn thời gian đi lại đã giúp nhân dân tiết kiệm được thời gian, đỡ vất vả, không những thế tạo điều kiện cho người dân vận chuyển hàng hóa nơng sản để bn bán giao thương với các xã khác trên địa bàn huyện, với người dân trong tỉnh và người dân Thành Phố Đà Nẵng, đây là tiền đề giúp ngươi dân có động lực để sản xuất kinh doanh cac mặt hàng nông sản cũng như dược liệu quý của địa bàn mình.
+ Tuyến đường từ trung tâm xã về các thơn:
- Do điều kiện địa hình phức tạp, nhiều đồi núi, người dân Cơ tu thường ở rải rác ở các ở triền đồi, vì vậy việc đầu tư tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến các thơn, đến các hộ gia đình là hết sức khó khăn, trong khi suất đầu tư các dự án cao, nguồn vốn thì hạn hẹp, vì thế người dân khơng có động lực sản xuất hàng hóa nơng sản, dược liệu… vì khó vận chuyển từ nhà đến trung tâm xã.
- Bằng mọi nguồn lực, mọi nguồn vốn, Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, đến huyện, cũng đang hết sức quan tâm trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là đầu tư lĩnh vực giao thông cho dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa; nhờ những chính sách đó hiện nay cơ bản trên địa bàn xã Axan, đã được từng bước đầu tư đường giao thông nông thơn, 06/06 thơn đã có thể đi xe ơ tơ đến tận thôn vào mùa nắng.
+ Tuyến đường giao thông đến khu sản xuất:
- Để phát huy mạnh mẽ lợi thế những mặt hàng đặc trưng của địa phương có thể
trao đổi thường xuyên với các tỉnh thành khác, vấn đề đặt ra là cần tập trung đầu tư tuyến đường vào khu sản xuất, chỉ có vậy mới giải quyết được việc làm, giúp người dân có động lực sản xuất kinh doanh và thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa từ khu sản xuất về thôn và phân phối ra thị trường.
- Thực tế hiện nay, tuyến đường từ 06 thôn đi các khu sản xuất chưa có nguồn vốn đầu tư, người dân chủ yếu đi bộ vào khu sản xuất và sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ cho cuộc sống gia đình, chưa đủ để tạo ra hàng hóa thị trường, đây là nguyên nhân dẫn đến việc khơng giải quyết việc làm, người dân khơng có nguồn thu nhập, dẫn đến đói nghèo thường xuyên.
b. Các Dự án về lĩnh vực sắp xếp bố trí dân cư tập trung:
Trong những năm qua, các hộ gia đình trên tất cả các thơn ở rải rác theo triền núi, vấn đề này rất khó khăn trong việc đầu tư các cơ sở hạ tầng là tăng suất đầu tư, trong
khi nguồn vốn rất hanh hẹp, tuy nhiên bằng nhiều chương trình đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, chính quyền xã Axan cũng đã khảo sát và san ủi mặt bằng bố trí dân cư ổn định tập trung, đến thời điểm này cơ bản đã đầu tư san ủi mặt bằng cho các thôn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu chung, do dân số và các hộ gia đình trẻ ngày càng tăng.
Đầu tư cơ sở hạ tầng tập trung, suất đầu tư giảm, hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xa hội, xóa đói giảm nghèo
c. Các dự án về lĩnh vực thu hút đầu tư liên quan đến các sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Từ khi tuyến đường từ trung tâm xã về đến trung tâm huyện đã thông tuyến, người dân đã nhận thấy các giá trị mặt hằng nơng sản và dược liệu như cây Ba kích, cây Đảng sâm, các cây mang kinh tế cao như hoa phong lan rừng, cây hoa anh đào, mật ông rừng tự nhiên, đã được các khách hàng có như cầu tiêu dùng cao, đặc biệt là khách hàng ở Thành Phố Đà Nẵng, Quảng Nam, từ đó chính quyền xã cũng đã có những chính sách để động viên những người dân, các hộ gia đình phải tập trung triển khai đầu tư các mặt hàng có giá trị này để bn bán ra thị trường một cách thường xuyên và trở thành hàng hóa và kết quả đạt được như sau:
+ Đối với các dự án thu hút phát triển du lịch cộng đồng du lịch sinh thái:
Huyện Tây Giang nói chung và chính quyền xã Axan nói riêng đã xác định rõ trong việc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, sớm đưa người dân xóa đói giảm nghèo, từng bước tạo cơng ăn việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân ổn định đó chính là cần phải chú trọng đầu tư, thu hút các điểm du lịch trên địa bàn xã Axan, dựa trên nền tảng thế mạnh của của địa phương
Trong năm 2016, chính quyền huyện Tây Giang cùng với xã Axan đã khảo sát và phát hiện hơn 1.000 cây Pơ mu trên 1000 năm tuổi và đã được công nhận là cây di sản của Quốc gia, đồng thời đã xây dựng tuyến đường từ trung tâm xã Axan đến rừng Pơ mu, trong đó đã xây dựng khu nghỉ dưỡng tại rừng Pơ mu, kết hợp chăn nuôi heo rừng, gà địa phương, hàng năm nhất là trước và sau tết đã thu hút trên 500 lượt khách đến tham quan.
+ Đối với các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm dược liệu
Từ năm 2016 đến năm 2020 chính quyền xã Axan đã cùng nhân dân thỏa thuận trong việc chia sẻ để giao đất, chia đất cho những hộ gia đình thiếu đất sản xuất, nhằm tạo điều kiện cơng bằng cho tất cả hộ gia đình đều có đất sản xuất, đồng thời thành lập hợp tác xã tại xã Axan, chuyên để gom các mặt hàng của người dân để buôn bán ra thị trường, nhờ vậy hàng năm người dân cũng có nguồn thu nhập tương đối ổn định.
nước và trực tiếp là nhờ tận tình của chính quyền xã Axan cùng với sự đồng thuận, tự lực tự cường của nhân dân trong xã, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Axan đã từng bước được đầu tư, người dân luôn chấp thuận và đồng tình chủ trương của chính quyền trong việc đầu tư các cơ sở hạ tầng, sẵn sàng hiến hoa màu để xây dựng cơ sở hạ tầng mà khơng địi đền bù nào.
- Mặc dù chưa đáp ứng đầy đủ toàn diện theo nhu cầu thực tế của địa phương, nhưng có thể thấy rằng nhờ sự quan tâm từ nhiều phía, tuyến đường giao thông đã từng bước được đầu tư dần, người dân hạn chế đi bộ như trước đây, thay vào đó là được đi lại bằng xe máy; mọi mặt hàng thiết yếu vận chuyển từ dưới đồng bằng, dưới tuyến huyện đã được vận chuyển bằng ô tô, bằng xe máy, người dân khơng cịn cõng gùi như trước đây; mạng lưới trường học cũng từng bước được hoàn thiện đầu tư, một số thơn đã có Trường Mầm non tại trung tâm thôn, các trường học đã đã xây dựng bằng bê tông vững chắc, bàn ghế và mua sắm thiết bị được nâng cấp lên, cơ sở y tế đã được đầu tư tại Trung tâm xã nhằm phục vụ tốt nhất, đội ngũ y bác sĩ cũng được tăng cường để khám sức khỏe cho người dân, các dịch vụ môi trường như xây dựng nâng cấp mương thoát nước cũng được đầu tư, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, để nâng cao sức khỏe cộng đường, nước sạch nông thôn cũng đã đầu tư theo lộ trình để phục vụ cho nhân dân có nước sạch đảm bảo hợp vệ sinh, cơng trình thủy lợi cũng từng bước đầu tư để cho nhân dân có thể tận dụng những triền đồi để khai hoang đồng ruộng vừa tạo năng suất lúa nước cao, vừa thu hút du lịch nông nghiệp, đặc biệt hạn chế thấp nhất đến việc phá rừng làm rẫy;
Lưới điện quốc gia cũng đã kéo đến các thôn, mặc dầu không đầy đủ cho từng thôn, nhưng với một xã huyện biên giới vùng sâu vùng xã đã có lưới điện quốc gia là một tín hiệu đáng mừng, đây là cơ hội để người dân có thể sản xuất, bảo quản các mặt hàng nông sản, dược liệu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của bản địa, các em cũng được học tập thuận lợi, được dùng ánh điện thay vì cây thơng như trước đây, từ đó nâng cao chất lượng học tập cho các em.