72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.
6.3.3. Các giải pháp
(1) Tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
(2) Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Các Bộ, ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp; sửa đổi các quy định quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và hiện đại hóa thủ tục hành chính.
(3) Rà sốt lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh, đô thị thơng minh. Rà sốt, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới, tích hợp những cơng nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
(4) Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp
73
Trích Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghệp lần thứ tư.
sáng tạo; kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước.
(5) Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thơng; đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.
(6) Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư để có cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Năm 2016, hoạt động KH&CN hướng tới thực hiện các mục tiêu KT-XH giai đoạn 2016 - 2020, góp phần vào đổi mới mơ hình tăng trưởng, dựa vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả nguồn lực. Kế hoạch hành động của ngành KH&CN với 8 nhiệm vụ chủ yếu thể hiện vai trị kiến tạo của Chính phủ trong lĩnh vực KH&CN, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, phát triển các giải pháp, quy trình và sản phẩm mới, sẵn sàng nắm bắt cơ hội cũng như đối mặt với các thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tiềm lực KH&CN quốc gia liên tục phát triển. Cả nước hiện có gần 168 nghìn người tham gia vào hoạt động NC&PT (trong đó có trên 131 nghìn cán bộ nghiên cứu), chủ yếu làm việc trong các tổ chức KH&CN nhà nước (86%). Số nhân lực NC&PT tập trung nhiều ở khu vực trường đại học với 77.841 người, chiếm tỷ lệ 47% trên tổng nhân lực NC&PT và các tổ chức NC&PT (38.628 người, chiếm 24%). Tỷ lệ bình quân cán bộ nghiên cứu trên một vạn dân của Việt Nam tuy đã tăng trong những năm qua, song so sánh với một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cho thấy chúng ta còn ở mức thấp (bằng 1/5 của EU, 1/6 của Hoa Kỳ, 1/4,5 của Liên bang Nga, 1/10 của Hàn Quốc so với các nước ASEAN, tỷ lệ này của Việt Nam bằng 2/3 của Thái Lan, 1/3 của Malaysia, 1/10 của Singapo).
Đầu tư từ NSNN cho KH&CN năm 2016 đạt khoảng 17.730 tỷ đồng, xấp xỉ bằng 1,4% tổng chi NSNN. Tỷ trọng đầu tư cho KH&CN/GDP từ NSNN của Việt Nam trong 5 năm qua chỉ ở mức xấp xỉ 0,4%.
Đầu tư cho NC&PT đã phát triển theo xu hướng tích cực, tăng cả giá trị tuyệt đối lẫn tỷ lệ trên GDP (0,44% năm 2015 so với 0,37% năm 2013). Đặc biệt khu vực doanh nghiệp đóng vai trị nổi bật trong hoạt động NC&PT, chiếm 58% nguồn chi và thực hiện trên 63% chi phí. Một điểm đáng ghi nhận là đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước đã tăng lên đến gần 40% tổng chi cho NC&PT.
Bình quân theo cán bộ nghiên cứu (FTE) năm 2015 của Việt Nam là 38.701 USD PPP. So sánh với một số quốc gia khác, cho thấy, đầu tư cho NC&PT của Việt Nam còn rất thấp kể cả tỷ lệ trên GDP lẫn bình quân trên cán bộ nghiên cứu.
Số cơng trình được các nhà khoa học công bố trên các tạp chí trong nước xấp xỉ 19.000 bài/năm, cịn số cơng bố các cơng trình có tác giả người Việt Nam trên các tạp chí KH&CN thế giới (trong CSDL Web of Science) trong những năm qua tăng nhanh, nếu như năm 2015, lần đầu tiên Việt Nam đã có số cơng bố khoa học vượt ngưỡng 3.000 bài/năm thì năm 2016 đã đạt trên 4.000 bài/năm (tăng 24,7% so với năm trước đó).
Thị trường KH&CN phát triển thuận lợi với nhu cầu trao đổi, mua bán công nghệ trong xã hội và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, trung gian môi giới công nghệ được mở rộng, hành lang pháp lý vận hành thị trường được bổ sung, hoàn thiện với các quy định mới về thành lập tổ chức trung gian, định giá tài sản trí tuệ, giao quyền sở hữu kết quả KH&CN cho cơ quan chủ trì, phân chia lợi ích sau thương mại hóa,... Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng sẽ giúp nhanh chóng biến các ý tưởng sáng tạo thành sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống.
Hệ thống bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tạo, lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh, chủ động thích ứng với sức ép của tự do hóa thương mại và hội nhập tồn cầu. Việc tham gia đàm phán về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương của
Việt Nam đã nỗ lực tối đa để bảo vệ lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích của các chủ thể trong nước.
Khoa học và công nghệ đã có đóng góp quan trọng, thiết thực phục vụ hoạch định chủ trương, đương lối phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Khoa học xã hội và nhân văn đã và đang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, giúp các cơ quan chức năng hoạch định chủ trương, đường lối phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng đất nước bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Các tiến bộ KH&CN đã đóng góp khoảng 30 - 40% vào tăng trưởng nông nghiệp tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Các kết quả KH&CN đã được ứng dụng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất nơng nghiệp từ nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, canh tác; thức ăn chăn ni; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; kỹ thuật chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Việt Nam đã có bước phát triển trong nghiên cứu cơ bản, tạo tiền đề hình thành một số lĩnh vực KH&CN đa ngành mới như vũ trụ, y sinh, nano, hạt nhân; một số lĩnh vực có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết đạt thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Trong công nghiệp và dịch vụ, lực lượng KH&CN trong nước đã có khả năng thiết kế, chế tạo thành công nhiều công nghệ, thiết bị nội địa đạt tiêu chuẩn quốc tế; có năng lực hấp thụ và làm chủ công nghệ mới, công nghệ cao trong một số ngành thiết yếu như điện, điện tử, dầu khí, đóng tàu, xây dựng, y tế, cơng nghệ thơng tin và truyền thơng.
Đổi mới cơng nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm tạo ra sản phẩm, mới thay thế nhập khẩu trong các ngành kinh tế mũi nhọn.
Những thành tựu nổi bật trong y học đều xuất phát từ các kết quả nghiên cứu khoa học, thúc đẩy sự phát triển ngành y tế, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các cơng trình nghiên cứu đã góp phần dự phịng, đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Nhiều kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh đã
được nghiên cứu ứng dụng thành công, nhiều loại bệnh đã được chẩn đoán và điều trị với tỷ lệ thành công cao, giá thành rẻ, tiết kiệm cho xã hội hàng trăm tỷ đồng.
Việc tăng cường ứng dụng KH&CN cũng góp phần khơng nhỏ trong phát triển nông thôn mới, các vùng KT-XH, vùng kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế và tiềm năng của các địa phương, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ, đặc biệt là lực lượng lao động. Việt Nam cần phải sẵn sàng đón nhận những thách thức mới bằng việc tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường đầu tư vào KH&CN và đổi mới sáng tạo, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… để không bị bỏ lại trong cuộc đua mới này.
Khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình cao, vào khoảng cuối những năm 2020 với tốc độ phát triển hiện tại, tác động của chuyển đổi cơ cấu đơn thuần đến tăng trưởng năng suất có thể sẽ khơng còn nhiều như trước. Kết quả thu được từ việc ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật nhập khẩu sẽ giảm dần. Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như mơ hình hiện nay chắc chắn sẽ chạm mức giới hạn. Những vấn đề này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cần có lựa chọn sáng suốt, quyết đốn hướng tới phát triển nền kinh tế sáng tạo, đẩy mạnh học hỏi và đổi mới sáng tạo để duy trì tăng trưởng nhanh trong dài hạn.
Xây dựng nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo đòi hỏi phải tạo điều kiện và phát triển các doanh nghiệp năng động; coi doanh nghiệp là trung tâm đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực để doanh nghiệp tiếp thu công nghệ; cải cách sâu rộng hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm phát triển vốn con người chất lượng cao hơn, liên tục cải thiện để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về kỹ năng và kiến thức phù hợp. Tóm lại, điều này địi hỏi phải tạo ra một mơi trường xã hội có tính cạnh tranh, cởi mở đối với những ý tưởng mới, khuyến khích khởi nghiệp và đầu tư mạo hiểm về cơng nghệ. Đó chính là những nhân tố quan trọng tạo
nên tốc độ tăng trưởng cao trước đây của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, những điển hình mà Việt Nam có thể học hỏi để hiện thực hóa khát vọng của chính mình.
Khoa học và cơng nghệ đang định hình thế giới và định hình lại quan hệ quốc tế. Các công nghệ tiên phong sẽ mang lại các mơ hình kinh doanh mới. Cơng nghệ tự động hóa, Trí tuệ nhân tạo và IoT sẽ xóa nhịa lợi thế tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ của các nước đang phát triển, đem các nhà máy trở lại các nước phát triển.
Mơ hình tăng trưởng của các nước đang phát triển phải điều chỉnh kịp thời, đề cao chất lượng, thu hẹp khoảng cách năng lực sáng tạo với các nước phát triển, chứ không chỉ là quy mô nền kinh tế.
Việt Nam đang đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Nếu không thực hiện được những cải cách trên, Việt Nam không thể khai thác được cơ hội, cũng không thể vượt qua thách thức và nguy cơ tụt hậu xa hơn, rơi vào bẫy thu nhập trung bình sẽ khó có thể tránh khỏi.
PHỤ LỤC 1