69 Nhóm nhiệm vụ này được đưa vào thực hiện sau khi đã có kết quả đánh giá, điều tra nhu cầu về đào tạo quản lý công nghệ, quản trị công nghệ do VCCI thực hiện
4.3.1. Kết quả hoạt động
a. Các chương trình khoa học xã hội và nhân văn
Các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý kinh tế đã được tổng hợp thành 8 báo cáo gửi đến Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước: Văn phịng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương,… với kiến nghị về những vấn đề quan trọng như: cơ hội và thách thức của nền kinh tế khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); giải pháp đồng bộ để thực hiện tái cấu trúc đầu tư cơng trong khn khổ đổi mới mơ hình tăng trưởng của Việt Nam và đề xuất các giải pháp đề hình thành và phát triển thành cơng cụm ngành cơng nghiệp ở Việt Nam... Nhiều đóng góp mới về cơ sở lý luận và thực tiễn trong các kiến nghị đã được Tiểu ban Văn kiện và Ban Chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới nghiên cứu đưa vào Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, như: thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; hệ tiêu chí nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại của Việt Nam; cục diện thế giới và những tác động đến Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu đã làm rõ các luận cứ khoa học và có sức thuyết phục về đổi mới hệ thống chính trị, thực hành dân chủ và xây dựng Đảng cầm quyền; bổ sung về đường lối chính sách về an sinh xã hội, vấn đề việc làm, quản lý tệ nạn, tội phạm trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, mơ hình nhà nước pháp quyền XHCN, về văn hóa và con người, bổ sung về các nhiệm vụ của sự phát triển văn hóa và con người, đưa ra các quan điểm và các giải pháp kiến nghị mới về lĩnh vực quốc phịng, an ninh, đối ngoại,...
Ngồi ra, các sản phẩm nghiên cứu khoa học của các chương trình đã được biên soạn thành các sách chuyên khảo, các tài liệu giảng
dạy và học tập trong các trường đại học, học viện chính trị, học viện quân sự.
Về trình độ khoa học: Chỉ tiêu về công bố các kết quả nghiên
cứu đều đánh giá là đạt và vượt so với đăng ký ban đầu và tương đương với các công bố của giai đoạn 2006 - 2010. Đến nay đã có 1.018 bài báo đã được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, đạt 150% so với đăng ký (600 bài) và 24 bài được công bố trên các tạp chí và 35 bài đăng tại kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. Trong đó riêng Chương trình KX04/11-15 đã cơng bố được 547 bài trên các tạp chí trong nước và 15 bài tại các tạp chí quốc tế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các đề tài đã có 139 ấn phẩm hoặc sách được in và phát hành về kết quả nghiên cứu.
Về đào tạo: Hầu hết các nhiệm vụ thuộc các chương trình đều
tham gia đào tạo học viên trên đại học (thạc sỹ và tiến sỹ). Tính đến tháng 6/2016 các chương trình đã tham gia đào tạo được 507 học viên trên đại học (gần gấp đơi so với giai đoạn trước), trong đó 273 thạc sỹ và 134 tiến sỹ.
b. Các chương trình khoa học cơng nghệ
Các chương trình đã tạo ra 23 loại giống cây mới và 15 chủng vi sinh, giống vật ni có ưu thế vượt trội so với các chủng giống cũ. Các chương trình cũng đã tạo ra được 188 cơng nghệ mới trong đó có 48 cơng nghệ đã được hoàn thiện và chuyển giao cho sản xuất và 634 quy trình sản xuất mới với 164 quy trình đã hồn thiện. Đã có 213 mẫu máy móc thiết bị mới được tạo ra và 58 mẫu máy đã được hoàn thiện và được ứng dụng trong sản xuất. Các đề tài, dự án cũng đã tạo ra 338 loại vật liệu mới và tiến hành thương mại hóa được 73 loại sản phẩm… Tổng giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ và thương mại hóa đạt hàng trăm tỷ đồng.
Ngồi ra các đề tài còn xây dựng được 348 CSDL, 26 phần mềm các loại. Một số CSDL, bản đồ quy hoạch đã đóng góp thiết thực vào việc thiết kế, xây dựng các cơng trình biển và đề xuất các phương án sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước.
Theo thống kê đã có 162 kết quả khoa học đã được đăng trên các tạp chí quốc tế và 208 kết quả khoa học được đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học quốc tế. Các chương trình có khoảng trên 1.100 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học và gần 530 báo cáo khoa học được công bố trong các hội nghị khoa học chuyên ngành trong nước.
Số lượng các sáng chế, giải pháp hữu ích tăng lên đáng kể so với giai đoạn trước. Đã có 40 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và trên 150 kết quả khác làm xong các thủ tục đăng ký và đang trong thời gian xem xét cấp bằng sở hữu trí tuệ. Đã có 17 giống cây trồng được cơng nhận là giống quốc gia và được cấp bảo hộ độc quyền. Số lượng bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp và được chấp nhận đơn đăng ký của các chương trình trong giai đoạn này tăng khoảng 5% so với giai đoạn 2006 - 2011 (133 sáng chế, giải pháp hữu ích).
Phần lớn các nhiệm vụ thuộc chương trình đều có đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo các học viên trên đại học (thạc sỹ và tiến sỹ) cũng như đào tạo trực tiếp các kỹ thuật viên để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người lao động. Các chương trình đã tham gia đào tạo được gần 300 tiến sỹ và trên 640 thạc sỹ.
Theo đánh giá của các Ban Chủ nhiệm chương trình các mục tiêu, nội dung và sản phẩm của chương trình cơ bản đã được hoàn thành. Một số kết quả thực sự đã mang lại hiệu quả cao cho sản xuất cũng như có ý nghĩa lớn về giá trị khoa học.
Về trình độ cơng nghệ, trên 50% các cơng nghệ và thiết bị tạo ra có tính năng kỹ thuật và chất lượng tương đương với khu vực, 1/4 số nhiệm vụ thuộc Chương trình KC.10 cũng đã được đánh giá "tạo ra tiềm lực khoa học công nghệ y - dược học tiếp cận trình độ khu vực và thế giới”.
Trong năm 2015, toàn bộ 10 chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước đều tham gia Techmart Vietnam ASEAN+3 với trên 200 sản phẩm KH&CN trong 30 gian hàng. Đã có 30 cơng nghệ thiết bị được trao Cúp vàng, chiếm gần 1/3 tổng số cúp được trao tại Techmart, 20 hợp đồng và biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị gần 200 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong giai đoạn này đã có 8 doanh nghiệp KH&CN được thành lập nhằm thương mại hóa các kết quả nghiên cứu từ các đề tài và dự án thuộc các chương trình.
Vì vậy, có thể thấy mục tiêu nghiên cứu ứng dụng và tạo ra các công nghệ tiên tiến để chuyển giao cho sản xuất của các chương trình về cơ bản đã đạt được. Một số kết quả đạt được đã có đóng góp đáng kể trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nơng lâm sản thông qua việc tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, mang ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội như tạo ra thêm được ngành sản xuất, thêm việc làm mới và đóng vai trị quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Một số công nghệ, thiết bị được tạo ra đã chuyển giao ngay cho sản xuất góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn do sản xuất đặt ra.