Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 86 - 88)

72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.

6.3.1. Cơ hội và thách thức

Việt Nam khơng nằm ngồi những tác động của việc ứng dụng các công nghệ số hóa và kết nối vào sản xuất và kinh doanh như đã nêu ở trên. Cụ thể hơn, những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và cơng nghệ in 3D đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ. Ngành dệt may Việt Nam, với 27 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2015, đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh, và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể. Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanma,… và bên kia là các robot đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung Quốc. Điều này dẫn đến sự chuyển dịch của sản xuất trong phân khúc có giá trị cao hơn trở lại

các nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn, các trung tâm nghiên cứu và phát triển và các trung tâm cung cấp nguyên vật liệu, phụ kiện. Tương lai của ngành dệt may hiện nay hết sức bấp bênh, dẫn đến việc các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kêu gọi không đầu tư thêm vào ngành này nữa. Trong ngành điện tử, khả năng thay thế công nhân bằng robot tại các tập đoàn đa quốc gia sẽ dẫn tới việc làm của hàng trăm nghìn lao động bị ảnh hưởng. Các hoạt động kinh doanh có liên quan như cung cấp suất ăn hay chỗ ở, vận chuyển công nhân đi làm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp cho các tập đoàn này cũng bị ảnh hưởng theo.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng Trung ương sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia nếu một hệ thống tiền tệ toàn cầu với những giao dịch điện tử diễn ra theo thời gian thực được hình thành; gặp khó khăn trong việc quản lý cấp phép, giám sát hoạt động cũng như kiểm soát dịng tiền thanh tốn từ các công ty công nghệ tài chính (Fintech), đặc biệt đối với các hoạt động thanh toán phi truyền thống (cổng thanh tốn điện tử, ví điện tử,…). Các tổ chức tín dụng sẽ phải đầu tư để thay đổi mơ hình kinh doanh, mơ hình quản trị thích ứng với Cách mạng cơng nghiệp 4.0, cụ thể là phát triển các kênh phân phối mới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, mang tính tích hợp cao, giảm dần vai trị của các chi nhánh, đảm bảo bảo mật thông tin và an ninh mạng tài chính quốc gia.

Trong lĩnh vực du lịch, truyền thông xã hội qua mạng Internet sẽ tác động mạnh đến quyết định lựa chọn điểm đến và đặt dịch vụ tại Việt Nam của khách du lịch, tạo điều kiện cho phát triển du lịch ở Việt Nam nếu được quan tâm đầu tư.

Trong lĩnh vực y tế, Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo điều kiện cho ngành Y tế Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với những tiến bộ khoa học và công nghệ y tế của thế giới và khu vực, rút ngắn thời gian trong quá trình phát triển hệ thống y tế với kỹ thuật cao, chuyên sâu nhờ sự gia tăng ở cấp số nhân của sức mạnh điện tử và sự tiếp cận nguồn dữ liệu y tế rộng lớn, từ phần mềm được sử dụng để tìm ra các loại thuốc, văcxin mới tới các thuật toán được sử dụng để tiên đoán,

hỗ trợ ra quyết định lâm sàng cho bác sĩ. Việc số hóa các giao dịch, tương tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dựa trên bệnh án điện tử sẽ tạo ra kho dữ liệu lớn phục vụ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hứa hẹn mang lại nhiều đột phá về ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

Có thể thấy, tiềm năng tác động tiêu cực lớn nhất đến Việt Nam là ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Báo cáo mới nhất của ILO công bố tháng 7/2016 cho thấy Việt Nam có đến 70% lao động trong các ngành nghề sản xuất có nguy cơ cao mất việc dưới tác động của những đột phá về công nghệ của Cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt đối với nguồn nhân lực ngành dệt, may, báo cáo cho thấy Việt Nam có đến 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ cao mất việc khi các công nghệ tự động sản xuất được đưa vào. Tỷ lệ rất lớn này sẽ chuyển thành con số tuyệt đối rất lớn vì dệt may và giày dép là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động (khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc trong ngành dệt may; giày dép - 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74% là lao động nữ làm việc trong ngành giày dép; lao động trong hai ngành chiếm 6,2% tổng lực lượng lao động và 13,7% việc làm phi nơng nghiệp). Trong số đó có nhiều lao động ít kỹ năng (tương ứng là 17% và 26% lao động dệt may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học), và một tỷ lệ đáng kể khơng cịn trẻ, từ 36 tuổi trở lên: 35,84% đối với dệt may và 25,37% đối với giày dép . Đây là nhóm khơng dễ dàng tìm được việc làm thay thế ở trong khu vực chính thức. Điều này cho thấy quá trình điều chỉnh sẽ rất khó khăn, và có thể làm đảo ngược quá trình chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực chính thức trong nền kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)