GIẢI THƢỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
5.6. Giải thƣởng Chất lƣợng Quốc gia
Năm 2016 có 15 doanh nghiệp được trao Giải Vàng Chất lượng Quốc gia và 62 doanh nghiệp được trao Giải Bạc Chất lượng Quốc gia. Đặc biệt, có 3 đơn vị nhận Giải Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA), gồm: Tổng cơng ty Xây dựng cơng trình giao thơng 4 - Cienco 4, Công ty cổ phần Thiết bị điện - Thibid và Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng Ladophar.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia hướng tới mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, mơ hình, cơng cụ cải tiến năng suất - chất lượng; phát triển nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất - chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tạo bước chuyển biến về năng suất, chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước.
15 doanh nghiệp được trao Giải Vàng Chất lượng quốc gia 2016, gồm:
Tám doanh nghiệp sản xuất lớn:
- Cơng ty CP Tập đồn Vàng bạc đá quý DOJI; - Công ty CP Dược phẩm Nam Hà;
- Công ty CP Sữa TH;
- Tổng Công ty Giấy Việt Nam; - Công ty CP Gốm Đất Việt;
- Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn; - Cơng ty CP Mía đường Thành Cơng Tây Ninh; - Công ty CP Dụng cụ thể thao Delta.
Sáu doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa gồm:
- Công ty CP Dây và cáp điện AYA Việt Nam; - Phân viện Thú y miền Trung;
- Công ty CP Thương mại Dược - Sâm Ngọc Linh Quảng Nam; - Cơng ty CP Bình Điền Quảng Trị;
- Công ty CP Tổng cơng ty Giống cây trồng Thái Bình; - Cơng ty CP Sản xuất thép Việt Đức.
Một doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa là Công ty CP Long Hậu
(tỉnh Long An).
Trong 62 doanh nghiệp nhận Giải Bạc Chất lượng Quốc gia, có 22 doanh nghiệp sản xuất quy mơ lớn; 3 doanh nghiệp dịch vụ quy mô lớn; 29 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa; 8 doanh nghiệp dịch vụ nhỏ và vừa.
CHƢƠNG 6
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.072
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Vấn đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đặt ra trong quyển sách của mình ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh của WEF năm 2016. Sau ba cuộc cách mạng công nghiệp, Klaus Schwab đã đề cập về sự xuất hiện của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Dẫu vậy, hiện nay đang tồn tại hai luồng quan điểm chính, trong đó một số người coi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chỉ là cuộc cách mạng lần thứ 3 mở rộng, còn một số khác cho rằng những thay đổi về tốc độ, phạm vi và ảnh hưởng của những công nghệ mới nhất xứng đáng được coi là một cuộc cách mạng công nghiệp mới. Phần sau đây sẽ đề cập đến một số nét chính của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 và tác động của nó đối với Việt Nam.