Một số phƣơng hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 88 - 92)

72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.

6.3.2. Một số phƣơng hƣớng phát triển

Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai đoạn 2016 - 2020, cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Sự đẩy mạnh Cách mạng cơng nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển.

Thứ nhất, Việt Nam hiện đang tiến hành cơng nghiệp hóa dựa vào xuất khẩu và FDI thâm dụng lao động có kỹ năng thấp. Trong bối cảnh áp dụng các công nghệ sản xuất mới, mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa này sẽ cần phải xem xét. Thứ hai, muốn tranh thủ được các xu thế công nghệ này, trước hết cần đặt phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước vào dịng chảy của các xu thế đó. Do đó, vấn đề đặt ra là Việt Nam sẽ mạnh dạn đầu tư để tiếp nhận và phát triển những công nghệ sản xuất nào?

a. Thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và hạ tầng truyền thông

Cách mạng công nghiệp 4.0 được phát triển trên nền tảng của CNTT-TT, do đó, để có thể tiếp cận xu thế của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 thì trước hết phải thúc đẩy sự phát triển của CNTT-TT trong nước, với 3 trụ cột chính sau:

- Hạ tầng CNTT: Cách mạng công nghiệp 4.0 địi hỏi một mơi trường cạnh tranh dựa trên hạ tầng truyền thông và Internet, đảm bảo kết nối cho tồn bộ các thành phần máy móc, thiết bị với dữ liệu, các quy trình, cũng như con người. Do vậy, ngồi việc cung cấp dịch vụ truyền thơng đảm bảo, cịn phải phát triển những tiêu chuẩn để truyền tải dữ liệu lớn cùng các phương thức bảo mật cao.

- Ứng dụng CNTT: Thúc đẩy phát triển và ứng dụng CNTT đối với cả ba đối tượng là Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng.

- Nhân lực CNTT: Triển khai các loại hình đào tạo khác nhau để đẩy mạnh năng lực sử dụng cũng như năng lực phát triển hệ thống, sản phẩm CNTT.

b. Thúc đẩy môi trường cạnh tranh kinh doanh

Xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên số hóa và kết nối có những tác động trực tiếp, ngày một gia tăng đến sản xuất, kinh doanh, kéo theo các tác động ở phạm vi quốc gia như đối với hệ thống doanh

nghiệp, thị trường lao động, và ở phạm vi toàn cầu như tác động đến tương quan sức mạnh toàn cầu, tổ chức lại các chuỗi sản xuất - giá trị. Do vậy, cần tiếp tục đặt trọng tâm quan tâm là các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, tiếp tục cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới.

c. Tăng tốc đổi mới sáng tạo

Cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm một loạt các công nghệ với một không gian rộng lớn cho đổi mới sáng tạo. Các mơ hình kinh doanh tiên phong sẽ tạo ra những cơ hội mới để gia tăng giá trị. Nhưng những mơ hình này sẽ phụ thuộc vào những đột phá cơng nghệ và khả năng thương mại hóa các cơng nghệ này. Đây là lĩnh vực mà các đối tác nhà nước và tư nhân phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Các tổ chức công nghiệp cần và đã phải bắt đầu đi đầu trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Cần tạo ra một mơ hình quan hệ đối tác bền vững giữa Chính phủ, các cơng ty tư nhân, các thành phần công nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và tài chính để thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng các công nghệ sản xuất mới. Trong xu thế triển khai Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các kết quả nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu từ các viện, trường trong những lĩnh vực vật lý, sinh học, năng lượng, CNTT và các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp tiên tiến toàn cầu. Việt Nam cần một cách làm mới để tạo ra cơng thức cạnh tranh trong đó Chính phủ và đơn vị nghiên cứu đầu tư mạnh và sâu vào các kết quả nghiên cứu khoa học, tạo ra nền tảng cho các doanh nghiệp thương mại hóa để tạo ra ứng dụng theo nhu cầu xã hội, với các nội dung cần tập trung:

- Nghiên cứu các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển cơng nghệ để các doanh nghiệp có động lực trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

- Xây dựng chính sách đồng bộ để phát triển khởi nghiệp sáng tạo và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo.

- Kết nối cộng đồng khoa học và cơng nghệ người Việt Nam ở nước ngồi và cộng đồng trong nước.

d. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Bên cạnh kết cấu hạ tầng, môi trường kỹ thuật số năng động này cũng cần phải nuôi dưỡng những tài năng mới. Các chính sách và nội dung giáo dục cũng cần được thay đổi để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ sản xuất mới. Cần tích hợp các kiến thức và kỹ năng cần thiết về khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM) vào chương trình giáo dục vì hiện nay khoảng cách giữa nhà trường và công nghiệp đang ngày càng lớn. Một trong những trụ cột quan trọng của xu thế hiện tại là nhân tài, vì thế việc tạo ra môi trường đào tạo, nuôi dưỡng và thu hút nhân tài là điều cấp thiết đối với Việt Nam. Việc này cần một tư duy mới, xóa mờ khoảng cách giữa khoa học, công nghệ và giáo dục để tạo ra các vườn ươm nhân tài, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc để có thể tham gia vào việc phát kiến các cơng nghệ ở mức độ tồn cầu. Nghiên cứu giải pháp đào tạo nghề nghiệp phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0.

e. Phát triển các sản phẩm cạnh tranh chiến lược

Việc phát triển các sản phẩm cạnh tranh chiến lược của đất nước cần bám sát với các công nghệ sản xuất mới. Do vậy, cần có lựa chọn phù hợp để phát triển các sản phẩm của Việt Nam trong tương lai, dựa trên thế mạnh của Việt Nam cùng với việc tích hợp những cơng nghệ mới như: Internet vạn vật, điện tốn đám mây, trí tuệ nhân tạo. Việt Nam có thể có chiến lược và kế hoạch cụ thể với đầu tư tương xứng để tạo ra vốn tri thức trong những lĩnh vực có thế mạnh và nằm trong chiến lược phát triển của mình như giao thơng vận tải, y tế, nơng nghiệp, năng lượng và du lịch.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)