72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.
6.2.3. Các tác động ở phạm vi toàn cầu
a. Tác động đến tương quan sức mạnh toàn cầu
Nhiều tổ chức quốc tế nhận định dưới tác động của các công nghệ sản xuất mới, quá trình chuyển dịch tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia trong những năm tới sẽ gập ghềnh và phức tạp hơn thời gian qua. Cụ thể:
- Một số nước phát triển (như Hoa Kỳ, Đức…) đang có vị thế thuận lợi để dẫn dắt xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu việc triển khai diễn ra thành công như các dự báo hiện nay, thì từ khoảng giữa thập niên 2020 các nước phát triển sẽ có động lực lớn thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện sức cạnh tranh. Sức mạnh chính trị - kinh tế sẽ thuộc về những nước sáng tạo và làm chủ các công nghệ sản xuất lõi, chứ không phải các nước sở hữu nhiều tài nguyên và lao động. Vì vậy, nếu các nước đang phát triển không tranh thủ được các cơng nghệ này, thì khoảng cách với các nước phát triển sẽ bị nới rộng hơn.
- Thời gian qua, các nền kinh tế đang nổi đã thu hẹp đáng kể khoảng cách với các nước phát triển về quy mô kinh tế (về lượng), nhưng khoảng cách về khoa học và công nghệ và chất lượng thể chế (về chất) vẫn còn lớn. Nếu các nền kinh tế đang nổi không cải cách sâu rộng về thể chế kinh tế, xã hội để tạo dựng nền kinh tế có hiệu quả, khuyến khích đổi mới và sáng tạo, thì khó có thể đuổi kịp các nước phát triển.
b. Đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển sang kinh tế tri thức - thông minh
Các thành tựu mới của KH&CN đều được ứng dụng hội tụ để tối ưu hóa quy trình sản xuất, quản lý, tiêu dùng như hạ tầng thông minh, xây dựng thông minh, dây chuyền thông minh, sản phẩm thông minh, quản trị thông minh... Trong nền kinh tế tri thức - thông minh, nguồn lực phát triển quan trọng nhất là tri thức, nhân lực có năng lực thích ứng và sáng tạo công nghệ. Nền kinh tế nào sở hữu nhiều tri thức, nhân lực chất lượng cao sẽ giành được ưu thế lớn trong cạnh tranh toàn cầu.
c. Làm thay đổi tư duy và tổ chức lại các chuỗi sản xuất - giá trị
Với tính tích hợp và linh hoạt cao, Cách mạng cơng nghiệp 4.0 xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/cơng đoạn và quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp sản phẩm chế tạo, làm thay đổi căn bản cách thức con người tạo ra sản phẩm, từ đó tạo nên "cách mạng" về tổ chức các chuỗi sản xuất - giá trị.
d. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động - xã hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nhiều nước. Đang xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thơng, giáo dục - đào tạo, y tế, pháp luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo, lao động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội, đặt ra vấn đề nhìn nhận lại vai trị của các tầng lớp trong xã hội hiện đại.