Lĩnh vực cơng nghệ thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 71 - 74)

72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.

6.1.1. Lĩnh vực cơng nghệ thông tin truyền thông

Dữ liệu lớn (Big data) là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ

liệu rất lớn và phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không thể đảm đương được. Kích cỡ của dữ liệu lớn đang tăng nhanh từng ngày. Thống kê cho thấy, trong 2 năm qua, khối lượng dữ liệu trên toàn cầu đã chiếm đến 90% lượng dữ liệu số được tạo ra kể từ khi cơng nghệ số hóa ra đời. Dữ liệu lớn hiện đang là một xu hướng cơng nghệ có tính chi phối. Trong đó, tích hợp các cơng nghệ lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu quy mô lớn để ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh và trong nhiều lĩnh vực khác.

Trong thế kỷ XXI, dữ liệu thường được xem như là một “nguyên liệu thô”. Ngày nay, dữ liệu đang ngày càng được sử dụng rộng rãi cho mọi lĩnh vực từ thương mại, tài chính, viễn thơng, y tế, giao thông vận tải cho tới an ninh và quản lý công. Dữ liệu lớn sẽ giúp dự đoán khả năng tăng năng suất, chất lượng và tính linh hoạt trong các ngành cơng nghiệp sản xuất, từ đó tạo ra lợi thế trong cạnh tranh. Chính phủ các nước có thể ứng dụng Dữ liệu lớn để dự đoán tỷ lệ thất nghiệp, xu hướng nghề nghiệp của tương lai để đầu tư cho những hạng mục phù hợp hoặc cắt giảm chi tiêu, kích thích tăng trưởng kinh tế, thậm chí dự đốn sự phát triển của mầm bệnh và khoanh vùng sự lây lan của bệnh dịch. Nói cách khác, Dữ liệu lớn sẽ là cơng cụ thúc đẩy sự phát triển KT-XH trong tương lai.

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) được hiểu như là một

mạng lưới ngày càng lớn các đối tượng vật lý, cho phép các đối tượng này kết nối với Internet, và giao tiếp với các thiết bị và hệ thống khác có khả năng kết nối Internet. Internet vạn vật là sự phát triển từ việc sử dụng Internet để kết nối nội dung, đến kết nối dịch vụ (Internet of Services), kết nối mọi người (Internet of People), đến kết nối mọi vật mà trong đó đáng chú ý là máy có thể giao tiếp với máy.

Hiện nay, hàng tỷ thiết bị trên tồn thế giới như điện thoại thơng minh, máy tính bảng và máy tính đã được kết nối Internet. Số lượng thiết bị được dự kiến sẽ tăng đáng kể trong vài năm tới. Tuy nhiên, IoT chỉ thực sự trở thành một xu thế cơng nghệ lớn và nhanh chóng lan rộng khi có sự ra đời của các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn. Các cảm biến này có thể được lắp đặt trong nhà, trong quần áo và phụ kiện, trong các mạng lưới giao thông, mạng lưới năng lượng cũng như trong các quy trình sản xuất. Các cảm biến này được tích hợp trong các đồ vật, ghi nhận lại thông tin từ các đối tượng này và giúp chúng kết nối vào thế giới số.

IoT tạo ra sự hội tụ giữa các ứng dụng vật lý và các ứng dụng kỹ thuật số. Cùng với sự phổ biến của cơng nghệ điện tốn đám mây, IoT cho phép việc truyền thơng tin và giao tiếp tồn cầu gần như tức thời, là tiền đề ra đời những mơ hình kinh doanh mới và những cách thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà trước đây là điều khơng tưởng. Ví dụ, khi việc sử dụng điện thoại di động có định vị toàn cầu và kết nối Internet bùng nổ, ứng dụng Uber xuất hiện thay thế tổng đài taxi do con người vận hành, cho phép mỗi người có thể nhanh chóng th xe và một tài xế ở ví trị gần nhất với chi phí rẻ hơn.

IoT cho phép chúng ta giám sát trạng thái và các hoạt động của các đối tượng vật lý đến một mức rất chi tiết. Từ việc giám sát dòng các sản phẩm đi qua nhà máy, đo độ ẩm trên cánh đồng, đến theo dõi dòng chảy của nước qua ống dẫn, Internet vạn vật tạo thuận lợi cho việc quản lý tài sản và tối ưu hóa hiệu suất, cho tự động hóa trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ sản xuất đến cung ứng hàng hóa, chăm sóc sức khỏe,...

Hiện nay, việc đầu tư cho IoT như là nền tảng cho những thay đổi trong sản xuất và kinh doanh đã trở thành làn sóng ở khắp nơi thế giới.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là lĩnh vực mô

phỏng các q trình trí tuệ con người bằng máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Các q trình này bao gồm học tập (thu thập các

thông tin và quy tắc sử dụng các thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hay xác định), và tự điều chỉnh. Các ứng dụng đặc trưng của trí tuệ nhân tạo bao gồm hệ thống chuyên gia, các hệ thống tự điều khiển, hay các hệ thống tương tác tự động.

Trong những năm gần đây, Trí tuệ nhân tạo đã có được những phát triển lớn do có sự phát triển mạnh của các cơng nghệ lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn. Một số hướng cơng nghệ Trí tuệ nhân tạo chính đang được quan tâm như sau: Phân tích văn bản và xử lý ngơn ngữ tự nhiên, Sáng tác ngôn ngữ tự nhiên, Các nền tảng Học máy, Các nền tảng Học sâu, Nhận dạng tiếng nói, Nhận dạng hình ảnh, Phần cứng tối ưu cho trí tuệ nhân tạo, Tự động hóa xử lý cho robot,… Năm 2016 đánh dấu một số mốc phát triển quan trọng của Trí tuệ nhân tạo như: Hệ thống AlphaGo đánh bại đại kiện tướng cờ vây thế giới; Hệ thống Trí tuệ nhân tạo đã thắng các kiện tướng Poker; Xe điện Tesla cứu người; Mạng lưới Trí tuệ nhân tạo dự đốn đúng kết quả đua ngựa.

Thị trường ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo dự kiến đạt 30 tỷ USD vào năm 2025. Các công ty công nghệ lớn (Google, IBM, Apple, Facebook, Intel…) đang chiếm lĩnh thị trường thông qua mua các công ty nhỏ hơn. Tại châu Á cũng có những cơng ty cơng nghệ lớn đang quan tâm đến Trí tuệ nhân tạo như: Toyota đầu tư 1 tỷ USD trong 5 năm tới để thành lập Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo tập trung vào xe tự lái và robot phục vụ gia đình; Samsung hợp tác với Google phát triển Trí tuệ nhân tạo, Baidu của Trung Quốc phát triển nền tảng Học sâu… Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến tình trạng sở hữu độc quyền Trí tuệ nhân tạo của một số công ty công nghệ lớn. Trước viễn cảnh đó, nhiều lãnh đạo ngành cơng nghệ trong đó có Elon Musk, CEO của Space X và Tesla, đã cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD vào một sáng kiến phi lợi nhuận gọi là OpenAI, nhằm chia sẻ các nghiên cứu của mình với cơng chúng và kết hợp giữa tính tập trung nghiên cứu của môi trường đại học với khát vọng hiện thực hóa của các doanh nghiệp cơng nghệ.

Hình 6.1. Đầu tư vào Trí tuệ nhân tạo

(Nguồn: CBInsights)

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)