Cơng trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 54 - 59)

GIẢI THƢỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

5.1.1. Cơng trình được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh

1. Tên cơng trình: Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90 m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tác giả: KS. Phan Tử Giang, TS. Nguyễn Quốc Thập, TS.

Nguyễn Hùng Dũng, KS. Trần Minh Ngọc, TS. Lê Đình Tiến, ThS. Đỗ Lê Huy, ThS. Vũ Văn Khoa, ThS. Nguyễn Văn Minh, ThS. Lê Hưng, KS. Đào Đỗ Khiêm, KS. Nguyễn Văn Đức, KS. Phạm Mạnh Cường, KS. Nguyễn Văn Quỵnh, KS. Lê Quang Hùng, ThS. Ngô Tuấn Dũng, KS. Phan Thanh Sơn, ThS. Nguyễn Công Phúc.

Cơng trình được thực hiện trong 27 tháng, bắt đầu từ tháng 4/2010 đến tháng 7/2012. Đây là cơng trình đặc biệt xuất sắc, có mức độ cơng nghệ phức tạp địi hỏi trình độ kỹ thuật và cơng nghệ mang tính liên ngành cao. Kết quả ứng dụng công nghệ của cơng trình có tính sáng tạo cao nổi trội, tiêu biểu và là cơng trình trọng điểm quốc gia đầu tiên về chế tạo giàn khoan dầu khí tự nâng có khối lượng kết cấu và thiết bị hơn 12.000 tấn. Cơng trình góp phần nội địa hóa sản phẩm, giảm giá thành, tiết kiệm ngoại tệ và tận dụng được nguồn nhân lực ở Việt Nam. Sản phẩm của cơng trình được ứng dụng trong thăm dò, khai thác dầu khí, góp phần phát triển kinh tế biển, đảm bảo an ninh, năng lượng, phục vụ an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền Tổ quốc trên vùng lãnh hải Việt Nam.

2. Tên cơng trình: Xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nơng thơn, bảo vệ mơi trường, phịng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tác giả: CN. Hồng Đức Thảo.

Cơng trình có giá trị cao về khoa học và công nghệ do tạo ra nhiều cơng nghệ mới mang tính tối ưu, đột phá, có thể giải quyết được

những vấn đề then chốt trong đổi mới công nghệ, làm thay đổi phương thức sản xuất thủ công truyền thống lên quy mô cơng nghiệp, góp phần tự chủ về cơng nghệ và tài chính, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành và phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, thích ứng với cơ chế thị trường.

3. Tên cơng trình: Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu và đảm bảo đủ máu dự trữ cho điều trị.

Tác giả: GS. TS. Nguyễn Anh Trí, PGS. TS. Bùi Thị Mai An,

TS. Ngô Mạnh Quân, BSCKII. Phạm Tuấn Dương, PGS. TS. Bạch Khánh Hòa.

Cụm cơng trình nghiên cứu trong vịng 2 năm (2014 - 2015), sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới về cả chuyên môn kỹ thuật cũng như tổ chức hệ thống, có sáng tạo, cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu và đảm bảo đủ máu dự trữ cho điều trị. Cụm cơng trình này góp phần giải quyết cơ bản được tình trạng thiếu máu cho điều trị, mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm được nhiều tỷ đồng và góp phần đào tạo nhiều cán bộ của ngành, thúc đẩy ngành Máu Việt Nam phát triển ngang tầm quốc tế và khu vực.

4. Tên cơng trình: Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch.

Tác giả: GS. TS. Phạm Minh Thông, TS. Vũ Đăng Lưu, TS. Bùi

Văn Giang, TS. Nguyễn Duy Trinh, TS. Trần Anh Tuấn.

Cơng trình được thực hiện trong 9 năm (2006 - 2014) sử dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến trong chẩn đoán và can thiệp điều trị một số bệnh lý mạch máu não ở Việt Nam. Nghiên cứu đã làm thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận can thiệp trước đây với hiệu quả rất cao và an tồn, ít gây tổn thương tổ chức lành xung quanh, điều trị qua đường nội mạch, thay thế phẫu thuật trong điều trị thơng động mạch cảnh xoang hang và điều trị phình động mạch não tại Việt

Nam. Cụm cơng trình đã mở ra một chuyên ngành sâu trong ngành chẩn đốn hình ảnh là Điện quang can thiệp thần kinh, đưa trình độ của ngành Điện quang can thiệp nước ta ngang bằng các nước trong khu vực, thậm chí có thể sánh với các nước phát triển trên thế giới. Việc làm chủ được công nghệ đã góp phần tiết kiệm tiền bạc và tận dụng nhân lực trong nước.

5. Tên cơng trình: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đốn, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác.

Tác giả: GS. TS. Mai Trọng Khoa, PGS. TS. Trần Đình Hà, TS.

Phạm Cẩm Phương, TS. Phạm Văn Thái.

Nghiên cứu được tiến hành trong 20 năm (1995 - 2015) có giá trị xuất sắc, đột phá về khoa học công nghệ do đã mạnh dạn nghiên cứu và làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại tiên tiến nhất trên thế giới về bức xạ ion hóa. Nghiên cứu đã mở ra hướng điều trị mới, hiện đại, hiệu quả và an tồn hơn trong chẩn đốn, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác như nội tiết, sa sút trí tuệ, bệnh lý sọ não,… từ đó xây dựng, chuẩn hóa, sáng tạo các phương pháp chẩn đốn và điều trị cụ thể cho các bệnh nhân là người Việt Nam. Cụm cơng trình có tính tiên phong ở nước ta, góp phần thúc đẩy, phát triển chuyên ngành y học hạt nhân và ung bướu ở Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia ở khu vực châu Á làm chủ được một số kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa. Cụm cơng trình đã giúp cho nhiều bệnh nhân người Việt Nam có thể tiếp cận và được sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại tốt nhất ở ngay trong nước, giúp giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân và kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân người Việt Nam.

6. Tên cơng trình: Nghiên cứu, phát triển và hồn thiện cơng nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam.

Tác giả: TS. Từ Thành Nghĩa, TSKH. Phùng Đình Thực, KS.

Nguyễn Vũ Trường Sơn, TS. Nguyễn Thúc Kháng, KS. Cao Tùng Sơn, KS. Trần Văn Vĩnh, TS. Hà Văn Bích, TS. Tống Cảnh Sơn, KS.

Phạm Bá Hiển, KS. Phạm Xuân Sơn, KS. Trần Quốc Khởi, KS. Trần Văn Thường, TS. Ngô Thường San, ThS. Lê Thị Kim Thoa, TS. Lê Việt Dũng, KS. Lê Đình Hịe, KS. Phạm Thành Vinh, KS. Nguyễn Hoài Vũ, KS. Phan Đức Tuấn, TSKH. Trần Xuân Đào, TS. Lê Minh Tuân, KS. Nguyễn Quang Vinh, TS. Nguyễn Phan Phúc, TS. Ngô Hữu Hải, TS. Lê Bá Tuấn, TSKH. Lâm Quang Chiến, TS. Vugovskoi V. P., TS. Boiko V. I., TS. Ivanov A. N., cố TS. Vũ Trọng Nháp.

Cơng trình được thực hiện trong vịng 30 năm (1986 - 2015), có giá trị xuất sắc, đột phá về khoa học công nghệ do đã phát triển và hoàn thiện tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều parafin, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước; làm phong phú thêm công nghệ vận chuyển dầu trên thế giới. Đó là: vận chuyển hỗn hợp dầu khí ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ đông đặc, vận chuyển dầu bão hịa khí, vận chuyển dầu pha loãng condensate, sử dụng địa nhiệt, bơm nước bổ sung tẩy rửa lớp lắng đọng parafin. Cơng trình góp phần phát triển ngành cơng nghiệp khai thác dầu khí ở Việt Nam trong điều kiện đất nước bị cấm vận, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, tạo ra sản phẩm mới cho đất nước, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ.

7. Tên cơng trình: Ngữ dụng học. Tác giả: Cố GS. TS. Đỗ Hữu Châu.

Nghiên cứu và xuất bản có giá trị đặc biệt xuất sắc về khoa học, công nghệ nhờ đưa nghiên cứu ngôn ngữ chuyển sang hướng mới: hướng dụng học Việt ngữ. Mở ra một hướng nghiên cứu liên ngành giữa văn học với ngôn ngữ. Ngôn ngữ được nghiên cứu không phải trong hệ thống nữa mà trong mối quan hệ với con người, trong mối quan hệ của tâm lý học, xã hội học và văn học. Đây được coi là đóng góp lớn nhất của cố GS. TS. Đỗ Hữu Châu ở cụm cơng trình “Ngữ dụng học”. Ngồi ra, đây là cụm cơng trình mang tính chất tiên phong, đưa lý thuyết ngữ dụng học của thế giới vào Việt Nam một cách hệ thống, tạo cơ sở nền tảng cho nghiên cứu và giảng dạy ngơn ngữ - văn học - văn hóa trên một bình diện mới, thơng qua những ngữ liệu tiếng

Việt sống động, thuyết phục. Cụm cơng trình đã đóng góp vào cơng cuộc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt, chuẩn hóa tiếng Việt, nâng cao vị thế tiếng Việt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của dân tộc. Nó được dùng làm tài liệu giảng dạy trong đào tạo đại học và sau đại học, làm tài liệu nghiên cứu về tiếng Việt nói riêng và ngơn ngữ nói chung.

8. Tên cơng trình: Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc.

Tác giả: GS. TSKH. Ngô Việt Trung, GS. TSKH. Nguyễn Tự

Cường, GS. TSKH. Lê Tuấn Hoa.

Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 30 năm (1980 - 2008). Đây là cơng trình đặc biệt xuất sắc và có giá trị rất cao về mặt khoa học và công nghệ do đã mở ra một số hướng nghiên cứu quan trọng trong Đại số giao hoán, giải quyết được một số giả thuyết. Xây dựng một số khái niệm và phương pháp nghiên cứu mới được dùng phổ biến trong Đại số giao hốn ngày nay. Qua cơng tác nghiên cứu và đào tạo, cơng trình đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển khoa học tại Việt Nam, đồng thời nâng cao được vị thế và uy tín của nền khoa học Việt Nam trên thế giới.

9. Tên cơng trình: Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận. Tác giả: GS. Phan Huy Lê.

Nghiên cứu kéo dài 10 năm (1998 - 2007) và là một cơng trình khoa học có giá trị cao, một nghiên cứu toàn diện, khách quan khoa học và chuyên sâu về một số vấn đề lịch sử và văn hóa Việt Nam. Cơng trình đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong hành trình viết sử của nước ta, tóm tắt những bước tiến quyết định về tập hợp tư liệu cũng như phương pháp suy diễn lịch sử, kết hợp các khoa học xã hội và nhân văn. Với những kết quả đạt được trong nghiên cứu lịch sử, cơng trình Lịch sử và văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận đã cung

cấp những luận cứ khoa học cho việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia (nhất là đối với vùng đất miền Trung và Nam Bộ), góp phần hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, quản lý xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước; cung cấp cơ sở, cứ liệu tiến

tới việc bổ sung và điều chỉnh sách giáo khoa lịch sử trong các bậc học phổ thông, biên soạn các giáo trình lịch sử ở bậc đại học và bộ quốc sử Lịch sử Việt Nam đang triển khai; đồng thời cũng là tài liệu tham khảo có giá trị cho các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước và đông đảo quần chúng nhân dân.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)