Tác động ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 81 - 82)

72 Trích nội dung Báo cáo trình Chính phủ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.

6.2.1. Tác động ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh

a. Tạo ra các sản phẩm đầu ra được tùy biến cá nhân và sản xuất tại chỗ

Cách mạng công nghiệp 4.0 cho phép mức độ tự do và linh hoạt cao hơn trong quá trình sản xuất. Nó cho phép tạo ra các sản phẩm được “may đo” theo yêu cầu của người dùng với giá cả thấp. Ngoài ra, quá trình phân phối phụ tùng thay thế hoặc những hàng hóa khơng q phức tạp sẽ trở nên dễ dàng hơn khi chỉ có dữ liệu (các yêu cầu và thông số kỹ thuật) cần phải chuyển cho các tổ chức mẹ còn phần sản xuất sẽ được thực hiện tại chỗ. Điều này đang trở thành hiện thực với sự ứng dụng rộng rãi của các máy in 3D, cho phép tạo ra các sản phẩm cho từng cá nhân. Các nhà máy sử dụng máy in 3D sẽ kinh tế hơn và cạnh tranh hơn do không phụ thuộc vào nhân công. Việc kết nối với thế giới sinh học cũng giúp các sản phẩm, dịch vụ có khả năng thơng minh và cá nhân hóa cao hơn.

b. Tạo ra những mặt trận cạnh tranh mới

Những mặt trận cạnh tranh mới sẽ được tạo ra, hệ quả từ việc ranh giới giữa các ngành công nghiệp truyền thống, ranh giới giữa các ứng dụng công nghiệp và phi cơng nghiệp sẽ bị xóa nhịa. Khơng chỉ các sản phẩm mà các dịch vụ cũng sẽ được tạo ra hàng loạt bằng phương pháp cơng nghiệp. Chính vì vậy, các dịch vụ số chất lượng cao và một cơ sở hạ tầng số an toàn, toàn diện là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của Cách mạng công nghiệp 4.0. Các công ty CNTT-TT sẽ khớp nối chặt chẽ hơn với các công ty sản xuất truyền thống.

c. Tái định nghĩa chuỗi giá trị trong các mơ hình kinh doanh

Trong một mạng lưới sản xuất phức hợp và kết lại với nhau, vai trò của các nhà thiết kế, các nhà cung cấp sản phẩm vật lý và các giao diện với khách hàng sẽ thay đổi. Các công ty được xây dựng dựa trên

các phương tiện mới sẽ có được nguồn tài chính dồi dào (ví dụ như Whatsapp được mua với giá 19 tỷ USD). Các công ty sẽ phải tập trung vào việc tiếp cận gần hơn tới người tiêu dùng. Trong Cách mạng công nghiệp 4.0, hệ thống phân cấp nhà phân phối cũng sẽ thay đổi.

d. Yêu cầu nhân lực có tư duy đa ngành

Những công nghệ chiếm ưu thế trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là CNTT-TT, điện tử và robot. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học và công nghệ nano. Nhân lực trong Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ cần có những kiến thức, kỹ năng đa ngành, cũng như sẽ cần có cả các kỹ năng xã hội và các kỹ năng kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Cách mạng khoa học và công nghệ Việt Nam 2016: Phần 2 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)