6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.6 Nội dung của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về chấm dứt HĐLĐ
1.6.4 Xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ
Tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ là tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với NSDLĐ. Do đó việc giải quyết tranh chấp về chấm dứt HĐLĐ sẽ tuân thủ về trình tự, thủ tục, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Tại Điều 200 BLLĐ 2012 quy định hòa giải viên lao động và tịa án nhân dân nơi đóng trụ sở của cơng ty, doanh nghiệp là hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Tranh chấp lao động cá nhân phải thơng qua thủ tục hịa giải của hịa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại Khoản 1 Điều 201 BLLĐ 2012 liên quan đến chấm dứt HĐLĐ bao gồm:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được u cầu hồ giải, hịa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trong phiên hịa giải, hồ giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hịa giải thành.Trường hợp hai bên khơng thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Nếu hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt khơng có lý do chính đáng, thì hồ
giải viên lao động lập biên bản hồ giải khơng thành. Lúc này, mỗi bên tranh chấp có quyền u cầu Tồ án giải quyết.
Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm được quy định tại Điều 202 BLLĐ 2012
Đối với những trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái quy định pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng hình thức xử phạt hợp lý, chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động; khơng hồn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của NLĐ sẽ bị áp dụng hình thức phạt tiền theo một trong các mức quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngồi ra, NSDLĐ cịn phải thực hiện đồng thời các biện pháp khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo giải quyết tối đa quyền lợi cho NLĐ bao gồm: Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động cộng với khoản tiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động
Như vậy, các quy định của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc, bước đầu đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc cho NLĐ, đảm bảo quyền tự do tuyển chọn, sắp xếp, quản lý nhân sự, điều phối lao động nhằm đảm bảo trật tự kinh doanh và đáp ứng theo nhu cầu sản xuất hoạt động của công ty. Pháp luật về chấm dứt HĐLĐ tạo điều kiện cho sự vận động, phát triển, thay đổi khơng ngừng của thị trường lao động, góp phần trong việc điều tiết, quản lý nhà nước về lao động trên phạm vi toàn xã hội.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG THANH NHÀN