Thực trạng quy định pháp luật về thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng mua

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.3. Thực trạng quy định pháp luật về thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng mua

mua bán hàng hóa

LTM 2005 khơng có quy định riêng về các trường hợp thay đổi chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa cũng hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, trên nguyên tắc áp dụng bộ luật gốc thì vấn đề này được đối chiếu thực hiện theo các quy định của BLDS 2005.

- Sửa đổi hợp đồng mua bán hàng hóa

Sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết. Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng trước đó cùng với những nội dung mới được sửa đổi đồng thời cùng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng. Điều 423 Bộ luật dân sự 2005 quy định về việc sửa đổi hợp đồng dân sự, theo đó, việc sửa đổi được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên và các bên phải chịu trách nhiệm pháp lý về hậu quả của việc sửa đổi. Bên cạnh đó, hợp đồng được sửa đổi phải đồng nhất về hình thức với hợp đồng ban đầu đã ký kết. Quy định này của BLDS 2005 tương đối rõ ràng và cụ thể, hạn chế được những vướng mắc trong q trình sửa đổi hợp đồng mua bán hàng hóa trên thực tế.

- Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa

Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Hợp đồng chấm dứt trong các

trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 2. Theo thoả thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”.

Thực tế cho thấy các căn cứ chấm dứt hợp đồng mà pháp luật quy định được cho là phù hợp, bởi tính phổ biến của các căn cứ này trong quá trình thực hiện và chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ ràng về trách nhiệm giải quyết hậu quả pháp lý sau khi hợp đồng mua bán hàng hóa chấm dứt.

Hợp đồng khơng thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. Nếu đối

tượng của hợp đồng khơng cịn thì hợp đồng chấm dứt nhưng khơng làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng. Chính vì vậy, nếu đối tượng của hợp đồng khơng cịn thì các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng hoặc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)