CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.3.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hàng hóa tại CTCP Tư vấn và Xây dựng Lam Kinh.
Cơng ty ln tìm hiểu về tính hợp pháp của loại hàng hóa mà mình chuẩn bị mua bán. Bởi khơng phải mọi loại hàng hóa đều được đưa vào kinh doanh, mua bán. Có những hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Đối với loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mới được thực hiện việc mua bán. Đây là một lưu ý mà
công ty cần quan tâm để thực hiện việc mua bán hàng hóa. Các điều kiện về số lượng, chất lượng, cách thức bảo quản, đóng gói... hàng hóa do các bên thỏa thuận khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa.Trong hoạt động mua bán hàng hóa trong nước tùy thuộc cơng ty, vị trí của người bán hay người mua, tùy thuộc vào điều khoản hai bên thỏa thuận trong hợp đồng cơng ty có thể phải th vận chuyển hoặc khơng. Do đa phần đóng vai trị bên mua nên cơng ty có một đội vận tải chuyên phục vụ cho hoạt động vận chuyển cho công ty. Công ty luôn tiến hành hoạt động kiểm tra hàng hoá trước khi xuất kho và khi nhận hàng để đảm bảo hàng hố đó đúng tiêu chuẩn, quy cách đã thoả thuận trong hợp đồng. Cơng ty có quyền từ chối nhận hàng nếu thấy hàng không đáp ứng yêu cầu và yêu cầu bên mua phải tiếp nhận hàng nếu chứng minh hàng công ty cung cấp là đúng theo hợp đồng mà hai bên ký kết. Những việc làm này của công ty đã hạn chế phần nào rủi ro khi giao hàng. Sau khi hàng hóa được xác định rõ số lượng, chất lượng thì sẽ được giao cho bên nhận tại nhà kho của công ty đối tác hoặc giao tại địa điểm mà hai bên thỏa thuận. Số lượng giao nhận hàng hóa thực tế được lập thành biên bản giao nhận, có xác nhận của đại diện hai bên để làm cơ sở thanh toán giữa hai bên. Khi thực hiện mua bán hàng hóa, thanh tốn tiền hàng là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Vậy nên, trừ trường hợp lỗi xảy ra là do bên bán gây ra. Một số phương thức thanh toán mà CTCP Tư vấn và Xây dựng Lam Kinh sử dụng đó là:
+ Thanh tốn ngay: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau khi bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc bên mua hoàn thành thủ tục nhận hàng tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng. Kiểu thanh tốn này có ưu điểm nhanh, gọn, thuận tiện cho cả hai bên. Có hai phương thức thanh tốn ngay đó là thanh tốn bằng tiền mặt, và thanh tốn bằng chuyển khoản.
+ Trả góp: Theo cách này bên mua nhận hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và thanh tốn tiền hàng theo nhiều đợt. Phương pháp này, cơng ty áp dụng cho những đối tượng khơng có đủ khả năng thanh tốn ngay.
+ Trả chậm: Hai bên có thể thỏa thuận việc bên mua sẽ trả tiền trong một thời hạn nhất định kể từ khi nhận hàng. Phương thức này công ty chỉ áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài, dựa trên sự tin tưởng và uy tín của khách hang.
Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi những phát sinh tranh chấp và CTCP vật Tư và Xây dựng Lam Kinh cũng không phải ngoại lệ. Nhìn chung các tranh chấp này chủ yếu là do khách hàng đã chậm trễ trong việc thanh tốn. Khi xảy ra tranh chấp phát sinh thì hai bên chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết tranh chấp. Công ty sử dụng phương pháp thương lượng, bởi vì cơng ty muốn tạo ra sự
thiện chí, muốn hợp tác lâu dài với khách hàng. Khi tiến hành thương lượng thì vụ việc sẽ được giải quyết dứt điểm bằng sự xác định rõ ràng phần quyền và nghĩa vụ tài sản mỗi bên. Vì các bên đã có sự thống nhất ý chí cho nên các quyền , nghĩa vụ giữa họ dễ dàng được thực hiện đầy đủ và làm dứt điểm. Hơn nữa phương pháp này sẽ giúp cơng ty tiết kiệm được nhiều chi phí, có ý nghĩa kinh tế với cơng ty. Trong trường hợp công ty và khách hàng không thể thương lượng để đạt được những thỏa thuận mong muốn. Khi đó, cơng ty sẽ giải quyết thơng qua hịa giải, trọng tài thương mại hoặc nhờ tòa án kinh tế giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với việc giải quyết tranh chấp công ty ln ưu tiên giải quyết bằng hai phương pháp đó là thương lượng, trọng tài thương mại.