Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

3.1. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng

3.1. Phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa hàng hóa

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa phải thể chế hố đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu đổi mới tồn diện đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; các quan điểm của Đảng được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI. Đặc biệt là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp tại Nghị quyết 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, cơng khai,

minh bạch, trọng tâm là hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”2.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với quốc tế, đây là sự tiếp nối, khẳng định và hồn thiện các khuynh hướng đã hình thành từ lâu trong lịch sử thế giới. Đồng thời, hội nhập quốc tế kéo theo tồn cầu hố, thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội về mọi mặt. Không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia hội nhập quốc tế, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế. Cịn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là nước kém phát triển, cần có chiến lược thích ứng và khơn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, trong q trình hội nhập thế giới, phải có ý thức giữ vững chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những chính sách theo những hướng cơ bản sau:

- Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán ngay từ khâu lập pháp. Trong một xã hội dân chủ, mọi quan tâm của các nhóm quyền lực nhà nước suy cho cùng đều phải vì nguyện vọng, lợi ích của người dân. Do đó,để hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước

2Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, Nhà nước ta phải chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Cơ quan lập pháp có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung. Hiện nay, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất nhưng nhìn chung các nhà lập pháp của Việt Nam, về đa số vẫn chỉ là những người làm luật kiêm nhiệm, họ có ít thời gian và điều kiện để nghiên cứu. Trong bối cảnh hiện nay cần phải có các chuyên gia pháp lý để khắc phục tình trạng này.

Như vậy, hoạt động lập pháp là hoạt động rất quan trọng, nó tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động mua bán giữa các cá nhân, thương nhân và pháp nhân. Các cá nhân, thương nhân và pháp nhân dựa vào pháp luật mà thoả thuận các điều khoản, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Có thể nói, hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến nay chưa thực sự hồn chỉnh, cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ngay từ khâu lập pháp vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những vấn đề pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hố mà cịn với tất cả hoạt động nói chung diễn ra trong xã hội.

-Tiếp tục hồn thiện thể chế về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thơng qua sửa đổi bổ sung Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán hàng hóa phát triển mạnh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia cần phải được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)