CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Thành tựu
Đối với quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
Có thể thấy, so với các quy định điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa trước đó, pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán hàng hóa có rất nhiều điểm tích cực, tiến bộ thể hiện chủ yếu thông qua BLDS 2005 và LTM 2005. Hai văn bản pháp luật trên đã khắc phục được phần nào những điểm thiếu xót, yếu kém của văn bản pháp luật trước đó bằng việc quy định các vấn đề về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng một cách cụ thể và chuẩn xác phù hợp với thực tế thi hành của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi giúp cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa dễ dàng nắm bắt và thực hiện một cách có hiệu quả các quy định của pháp luật, đồng thời góp phần cho hoạt động thương mại trên thị trường diễn ra một cách trơi chảy, giảm bớt những khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Từ đó, góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước. Một cách cụ thể, pháp luật đã có những quy định tương đối cụ thể về các vấn đề cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa như: giao kết, thực hiện, thay đổi chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Ở mỗi phần cụ thể, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa đã đạt được những thành công nhất định, nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật ở trên đã chỉ ra điều đó. Những thành cơng đó phần nào thể hiện sự phát triển từng ngày của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng. Việc khắc phục và giảm bớt sự chồng chéo cũng như những điểm không đồng nhất giữa luật chung và luật riêng, cụ thể là BLDS 2005 và LTM 2005 cho thấy các nhà làm luật đã có sự tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật một cách nghiêm túc. Tóm lại, những kết quả đạt được của pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa cần được phát huy hơn nữa.
Thứ nhất, về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. CTCP Tư và Xây dựng Lam Kinh cũng đã tìm hiểu và thực hiện các quy định liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa trước khi tiến hành giao kết và thực hiện hợp đồng. Cụ thể, trước khi giao kết hợp đồng công ty ln tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng, tìm ra những giải pháp hợp lý cho việc giao kết hợp đồng để tránh sai sót, rủi ro trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng. Trong khi thực hiện việc giao kết hợp đồng, công ty xem xét nội dung và hình thức của hợp đồng một cách rất cẩn thận sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Cơng ty sử dụng hai hình thức chính để ký kết hợp đồng là ký kết trực tiếp và ký kết gián tiếp. Hợp đồng được ký theo hình thức trực tiếp được hình thành một cách nhanh chóng và có hiệu quả hơn; ký kết gián tiếp phức tạp hơn, tốn kém thời gian và kết quả thỏa thuận chậm hơn. Hợp đồng được ký kết bằng cách gián tiếp được coi là hình thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên về tất cả các điều khoản của hợp đồng. Hơn nữa, cơng ty cũng có quan tâm tìm hiểu đến những quy định mới của pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng, để từ đó nâng cao việc áp dụng pháp luật khi giao kết hợp đồng.
Thứ hai, về vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại CTCP tư vấn và xây dựng Lam Kinh, có thể nhận thấy rằng cơng ty đã rất chú trọng đến việc thực hiện các điều khoản quy định trong hợp đồng, đặc biệt là về điều khoản về thanh tốn. Chính vì điều này mà cơng ty ngày càng giao kết được nhiều hợp đồng có giá trị có thể mang lại lợi nhuận lớn cho cơng ty. Để có được kết quả thành công trong việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, Ban giám đốc và nhân viên trong cơng ty đã có sự cố gắng, nỗ lực với những phương hướng, chiến lược đúng đắn. Các nhân viên trong cơng ty ln có sự đồn kết thi đua đóng góp cho sự phát triển của cơng ty. Ngồi ra, cơng ty cũng ln có các sản phẩm đạt chất lượng cao, cùng với các dịch vụ hấp dẫn. Điều này đã giúp cho cơng ty có số lượng khách hàng, đối tác kinh doanh lớn và lâu dài, do đó số lượng hợp đồng ngày càng tăng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, với ba biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa mà cơng ty sử dụng thì biện pháp cầm cố tài sản được cho là an toàn hơn so với hai biện pháp còn lại. Biện pháp đặt cọc chứa đựng nhiều rủi ro bởi khi bên đối tác đã đặt cọc, nếu công ty từ chối hoặc khơng thực hiện hợp đồng thì cơng ty sẽ phải trả cho bên đối tác số tiền gấp đôi số tiền đặt cọc, nếu khơng có thỏa thuận khác. Hơn nữa, việc công ty thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi là do việc nghiên cứu hai văn bản pháp luật quan trọng là BLDS năm 2005 và LTM năm 2005. Hai văn bản pháp luật hiện hành này đã tạo ra môi trường linh hoạt hơn so với với trước đây, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng, giúp
doanh nghiệp tự tin hơn trong việc sẽ phải áp dụng những điều khoản trong văn bản pháp luật nào, để điều chỉnh điều chỉnh quan hệ hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
Về việc thực hiện pháp luật về thay đổi, chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, cơng ty cần nắm bắt rõ các quy định để việc thực hiện áp dụng có hiệu quả, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp mình trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hạn chế được những tổn thất đáng kể, đồng thời mang lại thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.4.2. Hạn chế
Đối với quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
Mặc dù có những thành cơng đáng kể trong q trình thực tiễn áp dụng, tuy nhiên hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng khơng thể tránh khỏi những bất cập đáng kể, gây khơng ít khó khăn cho các chủ thể trong q trình thực hiện. Những hạn chế cũng được chỉ ra từ thực tế quá trình áp dụng pháp luật về giao kết, thực hiện, thay đổi chấm dứt và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong đó, những bất cập của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa mà bài khóa luận đã chỉ ra được là: bất cập trong quy định về đề nghị giao kết và chấp nhận trả lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, quy định về vấn đề này có phần chưa rõ ràng, gây nhầm lẫn trong q trình giải thích và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó, quy định phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng chưa có sự thống nhất trong cách quy định ở BLDS 2005 và LTM 2005. Ngoài ra, những quy định chưa thỏa đáng về chủ thể, hình thức, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như vấn đề xử lý thanh toán trả chậm trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa cũng là những vấn đề đáng lưu tâm và cần thiết có sự khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật cũng như hiệu quả kinh tế của hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đối với CTCP Tư vấn và Xây dựng Lam Kinh
Tuy cơng ty đã có những thành công nhất định trong việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng vẫn cịn những khó khăn, vướng mắc mà công ty cần xem xét nghiên cứu để việc thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa đạt được hiệu quả tối ưu. Mặc dù môi trường pháp lý đã tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp nhưng việc thay đổi pháp luật liên tục, các văn bản điều chỉnh pháp luật hợp đồng chồng chéo, phân tán, chưa thống nhất khiến doanh nghiệp khơng kịp thích ứng gây khó khăn cho việc áp dụng luật khi ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, nhân lực trong cơng ty đa phần là nhân viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ cịn chưa đồng đều nên việc thực hiện hợp đồng còn chậm, thiếu sự linh hoạt. Hơn nữa, cơng ty chưa
có bộ phận pháp chế, nhân viên trợ giúp pháp lý, tư vấn việc áp dụng hợp đồng. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng cịn chưa chú ý cập nhật những thơng tin mới hoặc là đã biết nhưng vẫn làm theo thói quen. Các điều khoản mà cơng ty thỏa thuận cịn rất chung chung, chưa rõ ràng.
Kết luận chương 2
BLDS 2005 và LTM 2005 được ban hành trong điều kiện đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng cũng như các hoạt động thương mại khác phát triển. Trong mối quan hệ giữa BLDS 2005 và LTM 2005, BLDS đóng vai trị là luật chung cịn LTM đóng vai trị là luật chun ngành. Có thể nói, việc thống nhất trong quy định về hợp đồng giữa BLDS và LTM đã giải quyết được những mâu thuẫn về tư tưởng của chế định hợp đồng trước đây.
Tuy nhiên BLDS 2005 và LTM 2005 vẫn cịn những thiếu sót, bất cập, yếu kém khiến các doanh nghiệp lúng túng khi lựa chọn luật áp dụng. Theo quy tắc chung, đối với cùng một vấn đề giữa luật chung và luật chuyên ngành có quy định khác nhau ta ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. Qua đó, đặt ra yêu cầu cần cải cách pháp luật cho phù hợp với bối cảnh mới hiện nay. Chương III của khoá luận sẽ phần nào đi sâu nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đối với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như đối với CTCP Tư vấn và Xây dựng Lam Kinh.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ