CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
2.2.4. Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp
có thể chấm dứt trong các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Có thể thấy, pháp luật về hợp đồng đã đưa ra các căn cứ thay đổi, hủy bỏ chấm dứt hợp đồng một cách khá đầy đủ, bao quát về mặt lý luận. Tuy nhiên về mặt thực tiễn, các chủ thể trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa cũng cần phải phân biệt một cách rõ ràng về từng trường hợp cụ thể, điển hình là việc phận định các quy định về hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa; hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.2.4. Thực trạng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh tronghợp đồng mua bán hàng hóa. hợp đồng mua bán hàng hóa.
2.2.4.1. Các chế tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều 292 LTM 2005 quy định các loại chế tài gồm: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Theo Điều 223 Khoản 1 LTM, bên bán phải giao hàng đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ mẫu mã. Đối với trường hợp giao hàng kém chất lượng, bên vi phạm phải tìm cách loại trừ khuyết tật của hàng hóa. Về vấn đề này trong LTM có quy định, bên vi phạm có thể giao hàng khác thay thế hàng kém chất lượng, nhưng “khơng được dung tiền hoặc hàng hóa khơng cùng chủng loại để thay thế nếu khơng
có sự đồng ý của bên bị vi phạm”. LTM 2005 cũng có quy định bên bị vi phạm có
quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng chủng loại hàng ghi trong hợp đồng và chi phí do bên vi phạm chịu. Quy định này thể hiện sự linh hoạt của pháp luật trong việc giảm bớt khó khăn cho các bên.
Phạt vi phạm
Đối với loại chế tài này, chỉ được áp dụng khi hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định sẽ áp dụng cho những hành vi nhất định và không phụ thuộc vào bên bị vi phạm có bị thiệt hại hay khơng. LTM 2005 khơng quy định, trong trường hợp phạt vi phạm bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hai và mức bị thiệt hại. Do đó, vấn đề này có phần chưa thỏa đáng trong trường hợp bên vi phạm khônng chấp nhận sự chứng minh thiệt hai của bên bị vi phạm.
Về mức phạt vi phạm, LTM 2005 quy định là 8% phần giá trị nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trong khi đó, BLDS lại quy định mức phạt vi phạm tùy theo thỏa thuận.
Mặc dù khi áp dụng luật sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, tuy nhiên sự quy định không thống nhất về cùng một vấn đề giữa hai nguồn luật cũng tạo nên mơi trường pháp luật khơng hóa đồng, phần nào đó gây khó khăn cho các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa.
Bồi thường thiệt hại
Theo LTM 2005, để áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải có các căn cứ: có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Về nguyên tăc mà nói, bên vi phạm phải bổi thường toàn bộ thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các khoản thiệt hại địi bồi thường phải nằm trong phạm vi được pháp luât ghi nhận.
Có thể thấy, vấn đề quy định mức phạt vi phạm và mức bồi thường thiệt hại trong LTM chưa phù hợp với thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp. Mục đích của chế định này là: một là đồng thời răn đe, ngăn chặn vi phạm hợp đồng khi không quan tâm tới việc thực tế vi phạm đó có gây thiệt hại cho bên bị vi phạm hay không; hai là, bồi thường thiệt hại theo mức định trước, có nghĩa là nếu có vi phạm gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại khơng được quyền địi bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế mà chỉ đòi được khoản tiền đã xác định mặc dù thực tế khơng có thiệt hại hoặc thiệt hại có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức tiền phạt này. Quy định mức phạt 8% là chưa hợp lý nếu một bên thấy mức thiệt hại mà họ phải chịu nếu thực hiện hợp đồng còn cao hơn mức thiệt hại nộp phạt thì họ sẽ cố ý vi phạm. Do đó, mục đích răn đe khơng được thực hiện. Mặt khác, quy định này cũng can thiệp vào quyền tự do thỏa thuận của các bên, gây nhiều bất cập trong việc thi hành pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa và ảnh hướng đến quyền lợi của bên bị vi phạm.
Tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng:
Tạm ngừng, đình chỉ và huy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa được thực hiện theo quy định của BLDS về hợp đồng dân sự nói chung. Pháp luật quy định các trường hợp áp dụng các chế tài này đồng thời đưa ra yêu cầu giải quyết hậu quả pháp lý đối với mỗi chế. Việc thực hiện quy định của BLDS về vấn đề này giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như giaiir quyết tranh chấp mua bán hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi hơn.
2.2.4.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
LTM 2005 quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại gồm các hình thưc cơ bản: Thương lượng, hịa giải, Trọng tài và Tịa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thơng qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc trực tiếp giải quyết tranh chấp có thể được được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thơng
qua phương thức hịa giải, Trọng tài hoặc Tòa án. Việc giải quyết các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa cũng được áp dụng theo các quy định này trong LTM 2005.
Nhìn chung có thể thấy, ưu điểm nổi bật của các phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hịa giải và trọng tài so với tịa án, đó là tính linh hoạt mềm dẻo của thủ tục, đảm bảo tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp mà không bị ràng buộc nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi thủ tục tố tụng như giải quyết tranh chấp tại tòa án. Hơn nữa các phương thức giải quyết này cịn đảm bảo tối đa uy tín cũng như bí mật của các bên tranh chấp, góp phần củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các bên.
Tuy nhiên, các phương thức giải quyết tranh chấp trong thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng bằng thương lượng, hịa giải và trọng tài thương mại cũng có những trở ngại khó tránh khỏi như: sự thành cơng của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụ thuộc vào thái độ thiện chí hợp tác của các bên tranh chấp; việc thực thi các kết quả trong q trình giải quyết hồn tồn phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của bên có nghĩa vụ phải thi hành mà khơng có cơ chế pháp lý đảm bảo thi hành và nếu có ( như phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài) thì việc thực thi thường phức tạp và tốn kém. Nhược điểm này có thể được bù lại được trong cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng tịa án.
Trong các phương thức kể trên, trọng tài thương mại và Tòa án được xem là hai phương thức đáng cân nhắc khi các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Đối với phương thức trọng tài thương mại
Pháp luật quy định các điều kiện và trình tự thủ tục cụ thể chủ yếu theo Luật trọng tài thương mại 2010 và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành. Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Về nguyên tắc quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Do đó, các bên có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài khơng bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây vừa là ưu thế cũng là nhược điểm so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hịa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết
thì các bên khơng có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức nào. Nhược điểm của phương thức này là: Giải quyết bằng phương thức trọng tài địi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án
Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tịa án có tính cưỡng chế cao. Nếu khơng chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tịa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tịa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, ngun tắc xét xử cơng khai của tịa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tịa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hịa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.
Về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, LTM 2005 có quy định về thời hạn khiếu nại tại Điều 318 và thời hiệu khởi kiện tại Điều 319 LTM 2005. Nhìn chung các quy định về thời hạn, thời hiệu khởi kiện vi phạm hợp đồng thương mại cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa là tương đối hợp lý và được các bên thực thi áp dụng trong từng trường hợp cụ thể về đối tượng nhất định, tính chất nhất định của mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa trên cơ sở quy định của pháp luật.
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa