Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng mua

3.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại dễ phát sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Do đó, Nhà nước cần quan tâm hồn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, ban hành các quy định mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiêp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua bán hàng hóa phát triển,tránh sự chồng chéo giữa các văn bản về cùng một vấn đề.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam

Thứ nhất, về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật nên quy định điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc. Quy định như vậy sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, việc quy định như vậy cịn có thể hạn chế được các hành vi lừa dối trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

Thứ hai, về hình thức của hợp đồng, để mở rộng hơn nữa quyền tự do trong giao kết hợp đồng của các chủ thể, có thể cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức khơng chỉ giới hạn ba hình thức quy định tại Điều 24 LTM năm 2005. Các bên có thể sử dụng mọi cách thức hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

Thứ ba, về đề nghị giao kết hợp đồng thì thời hạn chấp nhận nên được hồn thiện theo hướng:

+ Về thời điểm xác định thời hạn: BLDS cần đưa ra cách xác định cụ thể thời

điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà khơng xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị

giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”3.

+ BLDS cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS có

thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp khơng xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”.

+ Cách tính thời hạn trả lời chấp nhận, Khoản 5 Điều 153 BLDS 2005 quy

định: “Khi ngày cuối cùng của thời hạn hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ

lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết tức ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó”. Quy định này của BLDS 2005 nên được sửa đổi, bổ sung như quy định như Khoản 2 Điều 20 của CISG như sau: “ Cách tính ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ rơi vào

khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng khơng được trừ, khi ttinhs

thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu khơng báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao dịch tạo địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó”4.

Thứ tư, về xử lý thanh tốn chậm, từ bất cập đã phân tích ở phần thực trạng áp dụng BLDS 2005 cần thay đổi khoản 2 Điều 305 quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm nếu chậm thực hiện nghĩa vụ thanh tốn thì phải trả lãi suất quá hạn theo hợp đồng đã ký kết. Mặt khác, để tránh sự không rõ ràng cũng như khắc phục các điểm khơng rõ của Điều 305, thì trách nhiệm dân sự trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ cần được quy định lại theo hướng bên chậm thực hiện nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Tiền lãi không cần quy định riêng trong một khoản mà nên coi là thiệt hại nói chung. Việc sửa đổi theo hướng này đồng thời cũng địi hỏi BLDS phải có quy định cụ thể và hợp lý hơn về cách tính thiệt hại.

Thứ năm, về chế tài phạt vi phạm: sự thiếu tính thống nhất của pháp luật hợp đồng cịn thể hiện ở mâu thuẫn giữa BLDS 2005 và LTM 2005 liên quan đến chế định phạt hợp đồng. Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “mức phạt vi phạm hợp đồng

do các bên tự thỏa thuận”. Tự thỏa thuận có nghĩa là các bên được phép tự do ấn định

mức phạt mà không bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật, điều này thể hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận đã được quy định trong pháp luật dân sự nhưng LTM lại quy định về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, mặt khác, Điều 378 BLDS lại quy định mức phạt vi phạm không quá 5% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Cùng điều chỉnh về một vấn đề nhưng lại có sự khác biệt giữa các văn bản. Sự khác biệt về mức phạt vi phạm dẫn đến sự khác biệt trong việc quy định mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Điểm 2 khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa

thuận phạt vi phạm mà khơng có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm”. Trong khi đó, khoản 2 Điều 307 LTM 2005

lại quy định: “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm mà khơng có

thoả thuận bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Để các quy định của pháp luật phát huy được hiệu quả của mình thì chúng phải phù hợp với thực tiễn lưu thơng dân sự và thương mại, vì vậy nên sửa đổi các Điều 378 BLDS và Điều 228 LTM có sự thống nhất với nhau.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

-Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

+ Tổ chức thi hành các văn bản pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá như BLDS năm 2005, LTM năm 2005; triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật thường xuyên thông tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Chỉ đạo củng cố tổ chức pháp chế để lực lượng này có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình, phát triển lực lượng nịng cốt để triển khai hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành.

+ Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc cung cấp văn bản quy phạm pháp luật do bộ, ngành ban hành và trao đổi thông tin pháp lý nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng đầy đủ và toàn diện.

-Đối với Bộ Tư pháp:

Thứ nhất, Bộ Tư pháp giúp Chính phủ làm đầu mối triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật hợp đồng toàn diện và được truyền tải rộng rãi nhằm hỗ trợ và đáp ứng yêu cầu thông tin pháp lý của doanh nghiệp một cách đầy đủ, nhanh chóng và minh bạch.

Thứ ba, Bộ Tư pháp cần thiết phải xây dựng nội dung và cập nhật tài liệu nhằm phục vụ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá cho các doanh nghiệp

-Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Tổ chức thi hành pháp luật kinh doanh, triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện pháp luật hợp đồng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại địa phương dưới các hình thức như cung cấp, cập nhật thơng tin pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá; tổ chức cung cấp ý kiến trả lời, giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp về các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hố.

+ Xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ thực hiện pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần tƣ vấn và xây dựng lam kinh (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)