Nguyên tắc điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 26)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.4 Nguyên tắc điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Nguyên tắc tự do kinh doanh

Dưới góc độ chủ thể, quyền tự do kinh doanh là khả năng hành động có ý thức của các chủ thể trong q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong quá trình tồn tại và phát triển. Quyền tự do kinh doanh bao gồm các khả năng mà cá nhân, pháp nhân có thể xử sự như: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do lựa chọn giải quyết phương thức tranh chấp trong kinh doanh,...

Dưới góc độ là một chế định pháp luật, quyền tự do kinh doanh là một chế định pháp luật bao gồm hệ thống các quy định pháp luật và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Như vậy, quyền tự do kinh doanh một mặt bao gồm những quyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng, mặt khác là trách nhiệm của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình. Việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong các hoạt động kinh doanh.Vì vậy, các chủ thể kinh doanh được hưởng các quyền cũng như chịu sự quản lý của Nhà nước theo nguyên tắc tự do kinh doanh.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hay cịn gọi là ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Các bên tham gia quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng hồn tồn bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Điều này thể hiện ở chỗ khi đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên đều có quyền đưa ra những u cầu của mình và đều có quyền chấp nhận hay khơng chấp nhận u cầu của bên kia. Khơng bên nào có quyền ép buộc bên nào. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ hình thành khi các bên thống nhất ý chí với nhau về các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền tự do thoả thuận các điều khoản của hợp đồng. Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tơn trọng ý chí của các bên. Tuy nhiên ý chí của các bên chỉ được tơn trọng nếu ý chí đó phù hợp với pháp luật. Điều đó có nghĩa là các bên có quyền thoả thuận nhưng mọi thoả thuận trong hợp đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của pháp luật, phải phù hợp với các quy định của pháp luật.

Quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ở những điểm như: tự do lựa chọn bạn hàng, tự do thoả thuận các điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tự do lựa chọn thời điểm giao kết hợp đồng mua ban hàng hóa, tự do lựa chọn địa điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bị giới hạn bởi các điều kiện, đó là việc ký kết hợp đồng phải phục vụ cho hoạt động kinh doanh đã đăng ký và các bên không được lợi dụng quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa để hoạt động trái pháp luật, đi ngược lại đạo đức xã hội vốn có.

Nguyên tắc tự nguyện

Nguyên tắc này được quy định nhằm đảm bảo trong việc giao kết hợp đồng không bị ai cưỡng ép, thể hiện bản chất của quan hệ mua bán hàng hóa dựa trên sự bình đẳng. Các cá nhân, tổ chức, các chủ thể trong nền kinh tế có quyền tự do cam kết, thỏa thuận nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa, được pháp luật bảo đảm nếu cam kết, thỏa thuận đó khơng trái với quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Các bên hồn tồn tự nguyện, khơng bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa hay ngăn cản bên nào.

Theo nguyên tắc này, một hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành phải hồn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện thoả thuận giữa các chủ thể (tự do ý chí) và khơng do sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Mọi sự tác động làm mất tính tự nguyện của các bên trong quá trình giao kết đều làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nguyên tắc cùng có lợi

Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa đều xuất phát từ lợi ích riêng của mình. Do đó, khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên phải cùng nhau thoả thuận những điều khoản hợp đồng theo hướng có lợi nhất cho các bên, không bên nào được lừa dối hay chèn ép bên nào đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN TRƯỜNG 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến vần đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

2.1.1 Tổng quan tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn mở rộng ra các quốc gia khác nhau trên thế giới. Hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách thường xuyên, liên tục hình thành nên các hợp đồng mua bán hàng hóa với số lượng tăng nhanh theo nhu cầu thị trường. Cùng với những biến đổi đa dạng của xã hội cũng như nền kinh tế, hệ thống pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đã bước đầu đi vào cuộc sống, xác lập được sự ổn định trong các mối quan hệ kinh doanh, mua bán, hình thành được nền tảng tư duy mới mẻ trong công tác quản lý nhà nước về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngày càng quan trọng, việc giao kết hợp đồng mua bán được diễn ra rất rộng rãi và ngày càng được chú trọng. Thông qua việc giao kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thì trường về sản phẩm của mình và kiểm tra tính thực hiện của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá trình giao kết hợp đồng các chủ thể chủ động cân nhắc để đạt được quyền lợi tối đa.

Là một chủ thể trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Cũng như thơng qua việc giao kết hợp đồng của Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường với các doanh nghiệp khác, khi giao kết hợp đồng thực hiện đúng quy định của pháp luật thì đó là căn cứ pháp lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham giao giao kết hợp đồng.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Nhân tố kinh tế

Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại mở rộng, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và có khoảng 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, thị trường lớn và cơng nghệ cao như Mỹ, Nhật Bản, EU.

Chính sách đổi mới, mở cửa và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát huy, phát triển nền kinh tế. Chính sách "đa dạng hóa, đa phương hóa" cũng giúp Việt Nam gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực. Theo đó nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, có thể nhận thấy qua các thương vụ kinh doanh, số lượng hợp đồng kinh tế - thương mại, số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết tăng lên tuy nhiên kèm theo mức độ phức tạp của các hoạt động kinh doanh cũng như mức độ phức tạp của các hợp đồng kinh tế - thương mại, các hợp đồng mua bán hàng hóa cũng tăng lên.

Nhân tố con người

Kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của con người tăng lên. Do đó, số lượng cũng như tính phức tạp của mỗi hợp đồng mua bán hàng hóa cũng có xu hướng thay đổi. Nhận thức của con người về pháp luật luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro mà các cá nhân, tổ chức kinh tế có thể gặp phải nếu có nhận thức khơng đúng về pháp luật hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Việc nhận thức khơng đúng của con người về pháp luật hợp đồng mà đặc biệt là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng rất có thể dẫn đến hợp đồng khơng có hiệu lực bởi được giao kết bởi người khơng có thẩm quyền, vơ hiệu do khơng đúng thẩm quyền của người thực hiện việc giao kết hợp đồng. Việc nhận thức không đúng pháp luật về giao kết hợp đồng có thể gây ra các rủi ro tiềm ẩn sau đó. Tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách nâng cao nhận thức của con người về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Nhân tố kỹ thuật

Nhân tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao kết hợp đồng, mà đặc biệt là chất lượng hàng hóa. Do nhiều nguyên nhân mà vấn đề về kỹ thuật gặp trục trặc hay chất lượng kỹ thuật không đảm bảo sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa, chậm tiến độ sản xuất, khơng đáp ứng được nhu cầu của đối tác trong kinh doanh và ảnh hưởng đến hợp đồng khi giao kết, gây thiệt hại về nhiều mặt cho doanh nghiệp.

Các nhân tố khác

Bên cạnh các nhân tố kể trên, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể kể đến như:

- Sự quản lý của Nhà nước về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Cơng tác quản lý có tầm quan trọng to lớn trong việc thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp, cơng tác quản lý tốt thì sẽ là nền tảng giúp các doanh

nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng đúng với quy định của pháp luật, hạn chế các hành vi thực hiện trái quy định của pháp luật.

- Mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật về hợp đồng cần được nâng cao và cải thiện bởi nền kinh tế thì ln đa dạng phát triển, các hình thức kinh doanh cũng tăng theo đó, vì vậy mức độ chặt chẽ của các quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện giao kết hợp đồng của các doanh nghiệp các tổ chức kinh doanh.

- Nhận thức của doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh là vô cùng quan trọng, mức độ nhận thức, khả năng nhận thức và hiểu biết về các quy định của pháp luật là nhân tố giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh hay hoạt động giao kết hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn.

- Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như :các quá trình và yếu tố hữu hình của doanh nghiệp nó bao gồm: kiến trúc nội ngoại thất; cơ cấu tổ chức; logo; mẫu mã sản phẩm, những giá trị được chấp nhận chính là chiến lược, mục tiêu và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng bao gồm những quy tắc trong hoạt động của doanh nghiệp, cách làm việc, ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp, những hành vi ứng xử trong doanh nghiệp hay vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Nó thể hiện ở văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp , kinh doanh nhưng không được trái pháp luật và không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội.

2.2 Phân tích thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

2.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì một bên chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phải là thương nhân; hợp đồng mua bán hàng hóa phải được giao kết bởi người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hay người đứng tên trong giấy đăng ký kinh doanh hoặc thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật, quy định trong điều lệ công ty mà các doanh nghiệp ban hành. Do đó, thẩm quyền chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của hợp đồng.

Trên thực tế, khi giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, việc xác định chủ thể tham gia giao kết của đối phương có đủ thẩm quyền giao kết là một việc khơng hề dễ đối với trường hợp chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với tư cách đại diện theo ủy quyền. Nếu khơng có sự khéo léo, tinh tế khiến đối phương có tâm lý bên đối tác khơng có sự tin tưởng về mình,... khơng những khơng thể xác định được thẩm quyền người đại diện theo ủy quyền của đối phương mà cịn có thể dẫn tới hợp đồng mua bán hàng hóa đó khơng thể xác lập.

2.2.2 Về hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Pháp luật khơng quy định hình thức cụ thể cho từng loại giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có quyền tự do lựa chọn một trong ba hình thức: lời nói, văn bản, hành vi để tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều này tạo ra sự tự do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của các chủ thể nhưng dẫn đến khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa đã được giao kết như: số lượng, thời gian, địa điểm giao kết hợp động mua bán hàng hóa,… Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của hình thức giao kết hợp đồng bằng miệng, bằng hành vi cịn khơng được đảm bảo, gây khó khăn cho các bên cũng như cho cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án, Trọng tài thương mại,...) khi tranh chấp xảy ra trong việc xác định căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.

2.2.3 Về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.

Điều 398, BLDS 2015 có những bổ sung cần thiết về nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể:

- Bổ sung quy định sau nhằm nhấn mạnh rõ bản chất của hợp đồng: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)