Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua

mua bán hàng hóa.

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế hiện nay, cần có những định hướng mới cho tiến trình phát triển pháp luật hiện hành. Cụ thể là những định hướng đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

- Nhà nước cần nâng cao tính ổn định của pháp luật, đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Nhưng điều này dường như trái ngược với pháp luật Việt Nam hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục hồn thiện và sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc ổn đinh của pháp luật sẽ tạo cho doanh nghiệp sự yên tâm trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Pháp luật cần có sự đảm bảo về tính đồng bộ, tính thống nhất. Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta cịn chưa thực sự đồng bộ. Ngay trong pháp luật mua bán hàng hóa là một bộ phận rất nhỏ mà có rất nhiều vấn đề khơng có tính thống nhất. Vì vậy cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, và đảm bảo sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các cơng ước và tập quán quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, đồng thời đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

- Nhà nước cần nâng cao và đảm bảo tính minh bạch của pháp luật. Tính minh

bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan trọng. Các văn bản pháp luật khi ban hành mới hoặc sửa đổi bổ sung cần được công bố, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để thương nhân nói riêng và các tầng lớp khác trong xã hội nói chung biết đến và thực hiện theo. Khi các quy định của pháp luật được ban hành mà không được công khai phổ biến rộng rãi, khơng đảm bảo tính minh bạch thì rất khó có thể đi vào thực tiễn và trở thành cơng cụ quản lý nhà nước hiệu quả.

Tóm lại, cần tích cực hồn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa nói riêng và pháp luật về thương mại nói chung sao cho phù hợp với thực tiễn, không xa rời thực tiễn và phù hợp với cả những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giao kết hợpđồng mua bán hàng hóa. đồng mua bán hàng hóa.

- Về hình thức của hợp đồng. Luật nên cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức, khơng chỉ hạn chế trong các hình thức quy đinh như hiện nay. Các bên có thể sử dung mọi cách thực hợp pháp để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.

Và cũng nên quy định rõ hơn trường hợp nào thì hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản.

- Về đề nghị giao kết hợp đồng thì thời hạn chấp nhận nên được hoàn thiện theo hướng: + Về thời điểm xác định thời hạn: BLDS 2015 cần đưa ra cách xác định cụ thể thời điểm bắt đầu thời hạn trả lời chấp nhận, khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận mà không xác định thời điểm bắt đầu thời hạn này, giải pháp cho vấn đề có thể học tập quy định tại Điều 2.1.8 của PICC, theo đó, “thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định bắt đầu tính từ lúc đề nghị được gửi đi. Ngày ghi trong đề nghị được cho là ngày gửi đi, trừ khi hoàn cảnh cho thấy điều ngược lại”.

+ BLDS 2015 cần quy định việc xác định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị cụ thể trong trường hợp bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời chấp nhận đề nghị. BLDS 2015 có thể tiếp thu các quy định tại Điều 20 của CISG và Điều 2.1.8 của PICC về một thời hạn hợp lý hoặc tiếp thu quy định tại Luật Thương mại năm 1997 Điều 53 Khoản 1 đoạn 2, theo đó, “trong trường hợp khơng xác định thời hạn chấp nhận chào hàng thì thời hạn trách nhiệm của bên chào hàng là ba mươi ngày, kể từ ngày chào hàng được chuyển đi cho bên được chào hàng”. Việc BLDS dùng từ “ thời hạn hợp lý” cũng gây ra khá nhiều bất cập trong cách xác định thời hạn, nên có sự quy định cụ thể về thời gian trong bao nhiêu ngày, tính từ mốc nào, nhằm hạn chế tranh chấp xảy ra.

- Về thủ tục giao kết hợp đồng

Thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS cũng phải được quy định hết sức cụ thể và minh bạch để các quan hệ hợp đồng, đặc biệt là các quan hệ hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể được thiết lập một cách mau chóng, đơn giản mà vẫn bảo đảm sự an toàn về mặt pháp lý. Muốn vậy, BLDS phải quy định chi tiết về các vấn đề sau: Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; trách nhiệm pháp lý của người đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm phát sinh trách nhiệm này; những trường hợp sửa đổi, bổ sung, rút lại hay chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

- BLDS cần bổ sung những quy định riêng về giao kết hợp đồng thông qua các phương tiện thông tin kỹ thuật số để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển thương mại điện tử ở nước ta. Sự bùng nổ của thông tin liên lạc đã tác động mạnh đến mọi mặt đời sống con người. Việc các bên trực tiếp gặp gỡ, đàm phán và cùng ký vào văn bản hợp đồng đã trở nên không tiện dụng và nhiều khi chỉ phù hợp với những hợp đồng địi hỏi hình thức trang trọng. Tham gia các giao dịch với sự trợ giúp của các phương tiện thông tin điện tử đang ngày càng phổ biến và trở nên một yếu tố không thể thiếu của kinh doanh hiện đại.

Đối với việc đề nghị giao kết hợp đồng. Hiện nay, BLDS có quy định cụ thể về các trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không ghi thời hạn trả lời đề nghị,. Vì vậy, có thể sẽ tạo ra nhiều vấn đề bất hợp lí nếu sau một khoảng thời gian dài bên được đề nghị mới trả lời chấp nhận đề nghị mà lúc đó bên đề nghị đã khơng cịn có ý định giao kết hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này BLDS cần quy định một thời gian hợp lý. Như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.

Khi hợp đồng được giao kết đồng nghĩa với việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện. Do đó, khi giao kết hợp đồng cơng ty cần chú ý các điều khoản mình giao kết. Để làm được điều này công ty cần phải:

+ Thường xuyên cập nhật thông tin pháp lý; xây dựng tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp; sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật một cách thường xuyên và có hiệu quả; lãnh đạo, cán bộ doanh nghiệp có kế hoạch định kỳ bồi dưỡng kiến thức về pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá.

+ Không được coi hợp đồng chỉ mang tính chất hình thức trong quan hệ với các bên. Bởi vì trường hợp phát sinh tranh chấp thì trọng tài hay tịa án đề căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng để giải quyết. Hợp đồng vừa là bằng chứng duy nhất quy định quyền và nghĩa vụ các bên khi thực hiện hợp đồng vừa là căn cứ hợp lý để giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 46 - 48)