6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng
kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là một khâu rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể đem lại lợi ích cho chủ thể đó giúp tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng, đồng thời góp phần đảm bảo lợi ích, tạo sự uy tín và vị thế trên thị trường.
Về phía Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường
- Để việc ký kết hợp đồng đạt kết quả tốt, mất ít thời gian thì Cơng ty cần phải chuẩn bị nội dung hợp đồng rõ ràng, cụ thể và chi tiết nhất để hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng.
- Cần chú ý đánh giá đối tác một cách thận trọng trước khi ký kết hợp đồng về các mặt như: tình hình tài chính, khả năng thanh tốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tránh tình trạng khi hợp đồng được ký kết và đi vào thực hiện thì Cơng ty lại khơng được thanh tốn vì đối tác khơng có khả năng. Thỏa thuận rõ ràng những quy định về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức thanh toán… chi tiết, rõ ràng, minh bạch.
- Lựa chọn Luật áp dụng cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm. Trong các hợp đồng mà Công ty ký kết gần đây thì căn cứ pháp luật đều ghi là Bộ luật dân sự, Luật thương mại 2005. Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa giữa hai chủ thể đều là thương nhân có tư cách pháp nhân nhưng trong căn cứ chọn luật áp dụng chỉ ghi căn cứ là BLDS và căn cứ vào nhu cầu của các bên mà lại không ghi căn cứ vào LTM 2005. Trong khi đó hợp đồng mua bán hàng hóa này chịu sự điều chỉnh của cả Luật thương mại 2005 vì đó mới là Luật chun ngành chứ khơng riêng Bộ luật dân sự. Và LTM 2005 sẽ được ưu tiên áp dụng trước cho hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Công ty cũng cần chú ý về việc soạn thảo hợp đồng cho từng loại hàng hóa, từng đối tượng khách hàng , tránh sử dụng các mẫu hợp đồng sẵn có mang tính dập khn nhằm tránh được những rủi ro có thể xảy ra.
Về phía Nhà nước
Cần nâng cao hiệu lực của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ngay từ khâu lập pháp.
Trong một xã hội dân chủ, mọi quan tâm của các nhóm quyền lực nhà nước suy cho cùng đều phải vì nguyện vọng, lợi ích của người dân. Do đó,để hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, Nhà nước ta phải chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.
Tiếp tục hồn thiện thể chế về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng thơng qua Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán hàng hóa phát triển mạnh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để từng bước phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia cần phải được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.