6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
- Đối với thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa: Trong LTM khơng quy định nên thủ tục giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng theo các quy định chung về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS. Từ nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn cho thấy, các quy định về thủ tục giao kết hợp đồng trong BLDS phải được quy định một cách minh bạch, cụ thể hơn nữa để hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế được thiết lập một cách nhanh chóng, đơn giản mà vẫn đảm bảo an toàn về mặt pháp lý.
- Ngoài ra vấn đề liên quan đến cách xác định thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng cũng là vấn đề tương đối phức tạp khi các quy định trong BLDS dừng lại ở cụm từ “thời hạn hợp lý” gây khó khăn cho các chủ thể cũng như khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp nếu có tranh chấp xảy ra. Nên quy định về thời gian, thời điểm cụ thể đối với các thời hạn nêu trong luật. Việc quy định cụ thể về thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình giao kết hợp đồng, giúp các bên thực hiện hợp đồng như trong giao kết, là cơ sở để xác định khi giải quyết tranh chấp. Vì vậy cần nghiên cứu cụ thể về vấn đề này là nhân tố quan trọng trong nội dung giao kết hợp đồng trong quá trình giao kết hợp đồng.
- Đối với đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc sử dụng thuật ngữ đề nghị giao kết có nên được cân nhắc thay bằng thuật ngữ chào hàng như các hệ thống pháp luật các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện để xác định, phân biệt giữa đề nghị giao kết hay lời mời hoặc là quảng cáo. Việc thay đổi cũng khiến cho hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Cần tiếp tục nghiên cứu về việc sử dụng các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Về hợp đồng theo mẫu, là một loại hợp đồng gồm những điều khoản chỉ do một bên soạn sẵn, bên cịn lại chỉ có thể chấp nhận hoặc khơng chấp nhận tồn bộ nội dung của hợp đồng; hợp đồng theo mẫu được bên soạn thảo sử dụng nhiều lần với các đối tác khác nhau. Trong hợp đồng theo mẫu sự thỏa thuận đã bị mất đi trong quá trình đàm phán, thương lượng, q trình ưng thuận khơng được diễn ra hồn chỉnh mà gần như chỉ mang tính chất lý thuyết. Tính chất theo mẫu của hợp đồng thể hiện thông qua các điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa do một bên của hợp đồng chuẩn bị từ trước nhằm mục đích sử dụng nhiều lần và để giao kết với nhiều người. Việc sử dụng hợp đồng theo mẫu cũng là một điểm bất cập trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Vì tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể và tính chất của đối tượng của hợp đồng thì việc sử dụng hợp đồng mẫu có thể tạo sự bị động và có những điều khoản khơng phù hợp. Vậy nên cần nghiên cứu sâu hơn nữa vấn đề về hợp đồng mẫu để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trên đây là một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số vấn đề nhất định.
KẾT LUẬN
Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn. Nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc đã chính thức tham gia vào thị trường quốc tế, do đó doanh nghiệp phải đối mặt với một thị trường mang tính cạnh tranh khốc liệt. Thêm vào đó, điều kiện nền kinh tế thị trường khơng ngừng biến đổi khiến cho quan hệ mua bán hàng hoá được thực hiện bởi doanh nghiệp càng trở nên đa dạng và phức tạp, nền kinh tế thị trường ngày càng được hình thành đồng bộ và rõ nét, quá trình hội nhập kinh tế cũng đã ngày càng đi vào thực chất và đặt ra những yêu cầu mới. Cùng với sự phát triển của bối cảnh kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng cũng đã thay đổi đáng kể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế tuy nhiên vẫn cần có rất nhiều việc phải làm, một trong số đó là khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa những quy định của pháp luật trong nước, khắc phục những nội dung bất cập, không phù hợp với thực tiễn trong một số văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hố đóng vai trị rất quan trọng, khơng thể thiếu được đối với các chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hoá, là cơ sở để các chủ thể thực hiện hoạt động giao kết có hiệu quả. Nó cũng là cơng cụ quan trọng để nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, việc hoàn thiện chế độ pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá là một vấn đề quan trọng và bức thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2005 2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT năm 2004 4. Công ước Viên 1980 về vấn đề mua bán hàng hóa
5. Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam năm 2013 6. Luật Thương Mại 2005
7. Luật Doanh nghiệp 2014
8. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa.
9. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
10. Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003
B. Sách tham khảo và giáo trình
11. PGS. TS. Đinh Văn Thanh và ThS. Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
12. Thạc sĩ Luật học Đặng Văn Được (2006), Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại, NXB Lao động – Xã hội.
13. TS. Nguyễn Hợp Toàn (chủ biên) (2005), Giáo trình Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê.
14. TS. Nguyễn Viết Tý (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân.
C. Các bài nghiên cứu
15. Bùi Huyền Ngọc (2014), Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng
mua bán hàng hố và thực tiễn áp dụng tại Cơng ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ,
khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Lại Cẩm Linh (2014), Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt
Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và cơng trình ngầm FECON, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
17. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.
18. Nguyễn Mai Phương (2013), Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện
19. Nguyễn Thị Hường(2010), “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận
và thực tiễn”, luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Nam (2009), Pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng mua
bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại điện Bình Sơn”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh.
21. Phạm Thị Lan Phương (2013), Hợp đồng mua bán hàng hóa từ lý thuyết đến
thực tiễn áp dụng tại cơng ty TNHH IPC, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội.
22. Vũ Phương Huyền (2013), Hợp đồng mua bán hàng hóa – Thực tiễn áp dụng
tại cơng ty cổ phần hóa dầu petrolimex, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quốc