Về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.3 Về nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong thực tiễn, các bên thỏa thuận nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa càng chi tiết thì càng thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng.

Điều 398, BLDS 2015 có những bổ sung cần thiết về nội dung của hợp đồng được quy định cụ thể:

- Bổ sung quy định sau nhằm nhấn mạnh rõ bản chất của hợp đồng: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về các nội dung đối tượng hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; các nội dung khác... Nội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết với nhau đều phải thoả thuận, nếu chưa thoả thuận được thì coi như chưa giao kết hợp đồng. Khi đã thoả thuận được nội dung chủ yếu thì hợp đồng mua bán hàng hố coi như đã có hiệu lực pháp lý. Nội dung khác các bên có thể thoả thuận ghi vào hợp đồng, khi các bên khơng ghi vào hợp đồng thì mặc nhiên chấp nhận những quy định chung của pháp luật về vấn đề đó hoặc chấp nhận những tập quán thói quen trong hoạt động thương mại.

- Ngoài các nội dung hợp đồng đã được quy định tại BLDS 2005, BLDS 2015 bổ sung nội dung “phương thức giải quyết tranh chấp”(Căn cứ Điều 398 Bộ luật dân sự 2015) nhằm xác định rõ phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Việc bổ sung quy định giúp các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận cụ thể dựa trên quyền tự định đoạt của các bên về phương thức giải quyết tranh chấp đã được pháp luật công nhận bao gồm: Thương lượng, hịa giải, trọng tài và tịa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp

kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thơng qua phương thức hịa giải, trọng tài hoặc tòa án.

Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, đồng thời phòng ngừa những tranh chấp xảy ra trong q trình thực hiện hợp đồng. LTM khơng quy định bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường hay điều khoản tùy nghi nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế thì điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những rủi ro pháp lý, những tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)