Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 35)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2.6 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Đối với điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa, vì LTM khơng đưa ra quy định vì vậy sẽ áp dụng luật chung là BLDS. Theo quy định tại Điều 117 BLDS 2015 thì giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vì dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Thứ hai, mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật. không trái đạo đức xã hội;

Thứ ba, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Thứ tư: Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.

Như vậy, cả hai BLDS 2015 và BLDS 2005 đều quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự bao gồm: các điều kiện về năng lực chủ thể; điều kiện về thái độ của chủ thể (tính tự nguyện); điều kiện về nội dung và mục đích của giao dịch; điều kiện về hình thức của giao dịch (nếu có).

Điều kiện về năng lực chủ thể trong BLDS 2015 quy định có sự tiến bộ hơn so với BLDS 2005. BLDS 2005 quy định: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi

dân sự, cịn BLDS 2015 khơng chỉ đề cập đến năng lực hành vi dân sự mà còn đề cập

đến năng lực pháp luật của chủ thể. Quy định như vậy chặt chẽ hơn vì có những trường hợp năng lực pháp luật của chủ thể có thể bị hạn chế do đó khơng thể mặc nhiên cho rằng mọi chủ thể đều có năng lực pháp luật như nhau khi xác lập giao dịch dân sự.

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường.

2.3.1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mạiTiến Trường. Tiến Trường.

Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường có tên giao dịch là TIEN TRUONG TRADING, JSC bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 14/08/2012 và đăng ký mã số thuế 0105971288 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu vào ngày 15/08/2012 với số vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty là 3.700.000.000 VNĐ ( ba tỷ, bảy trăm triệu đồng chẵn ).

Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TIẾN TRƯỜNG

Tên giao dịch: TIEN TRUONG TRADING., JSC Mã số thuế: 0105971288

Địa chỉ: Số 62, ngõ 138, phố Thúy Lĩnh, Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

Đại diện pháp luật: Hứa Thị Thúy Ngày cấp giấy phép: 15/08/2012 Ngày hoạt động: 14/08/2012

Ngay từ những ngày đầu thành lập, cơng ty đã xác định rõ được tầm nhìn sứ mệnh cũng như ban hành những quy chế quản lý, điều hành rõ ràng. Trải qua 4 năm hoạt động, lĩnh vực hoạt động chính của Cơng ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường là bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt vệ sinh với sự đầu tư và phát triển lớn mạnh không ngừng. Hai năm gần đây công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh ra nhiều lĩnh vực khác : kinh doanh bán buôn tổng hợp đồ gia dụng, các linh kiện điện tử, kinh doanh bán bn hàng tiêu dùng may mặc.

2.3.2 Tình hình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty cổ phần đầutư sản xuất và thương mại Tiến Trường tư sản xuất và thương mại Tiến Trường

Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là một khâu quan trọng trong q trình hình thành quan hệ giữa Cơng ty với các đối tác. Thực hiện giao kết hợp đồng một cách đúng trình tự phù hợp quy định của pháp luật và dựa trên sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong quan hệ mua bán hàng hóa của bản thân doanh nghiệp với khách hàng, cụ thể về việc thực hiện giao kết hợp đồng tại Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường như sau:

Việc giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa được Cơng ty phân định rõ nhiệm vụ cho từng phịng ban nhằm nâng cao tính chun mơn và khả năng thực hiện. Việc thực hiện được diễn ra có sự trao đổi, thơng qua và đồng thời có sự phối hợp với nhau. Do sự hoạt động tập trung, thường xuyên, liên tục từ ngày thành lập cho đến nay, lợi nhuận kinh doanh của Công ty không ngừng được tăng lên. Lợi nhuận này đa phần được tạo ra từ các hợp đồng mua bán hàng hóa mà Cơng ty đã giao kết.

Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường tham gia vào lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hóa. Nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa may mặc và cũng như nhu cầu về các vật dụng lắp đặt thiết bị trong nhà ở là thường xuyên. Cùng với đó, đối tượng khách hàng của Công ty cũng được mở rộng hơn so với trước do Công ty đang tiến hành các dự án mở rộng quy mơ. Chủ thể chính tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Cơng ty bao gồm nhiều đối tượng, có thể là các cửa hàng, đại lý, cá nhân,... bởi lẽ, hình thức bán hàng của Cơng ty bao gồm hai hình thức: bán bn, bán lẻ thông qua các nguồn khách hàng.

Nguồn thứ nhất: Các khách hàng, đại lý quen thuộc của Công ty – nguồn khách hàng chính, tiêu thụ số lượng hàng hóa lớn và tham gia giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị lớn, chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Nguồn thứ hai: Là nguồn khách hàng mới do quá trình phát triển thị trường, phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ trong q trình hoạt động kinh doanh Cơng ty có được. Các hợp đồng mua bán hàng hóa với nguồn khách hàng mới này tuy khơng có giá trị lớn cho từng hợp đồng nhưng chiếm số lượng đáng kể trong tổng số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa mà Công ty đã giao kết và thực hiện. Thực tế cho thấy, tổng giá trị của các hợp đồng mua bán hàng hóa với nguồn khách hàng mới này khơng hề nhỏ, cần tiếp tục khai thác.

Trong năm 2016 công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường đã ký kết được 15 hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm cả hợp đồng giá trị lớn và nhỏ mang lại nguồn lợi nhuận cao cho công ty. Nhờ việc thực hiện áp dụng thủ tục quy trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa phù hợp đã mang lại hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Cùng với nỗ lực tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường đã đạt được khá nhiều các thành tựu khơng chỉ trong hoạt động kinh doanh nói chung mà cả trong hoạt động giao kết mua bán hàng hóa.

Trước khi tiến hành giao kết một hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến trường ln tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản hợp đồng nhất là vấn đề chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa để tìm ra những biện pháp, hình thức hợp lý, tránh sai sót, rủi ro trong khi thương thảo, đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Chính nhờ sự quan tâm này, các hợp đồng mua bán hàng hóa đã giao kết của Cơng ty đều tạo được niềm tin, uy tín với khách hàng.

So với mục tiêu Công ty đề ra đầu năm 2016, số lượng và chất lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết cao hơn rất nhiều. Chỉ tiêu số lượng tăng 15% so với mục tiêu đề ra. Chất lượng việc giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa cũng được nâng cao nhờ thực tế Cơng ty đã có nhiều quan tâm hơn trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Những kết quả cơng ty đạt được trong q trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể đến như:

Thứ nhất: Về căn cứ để cơng ty giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo pháp luật hiện hành chưa có một văn bản quy phạm pháp luật quy định các hợp đồng mua bán hàng hóa khơng đưa ra căn cứ giao kết hợp đồng thì vơ hiệu hay thiếu sót. Do đó, khi xác lập một hợp đồng mua bán hàng hóa khơng nhất thiết phải đưa ra căn cứ của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích

hợp pháp giữa các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như để các bên hình thành, định hướng được các nội dụng của hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường luôn đưa ra căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Qua tìm hiểu, các căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa Cơng ty áp dụng bao gồm:

Căn cứ pháp lý:

- BLDS 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ bảy thơng qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006.

- BLDS 2015 được quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ mười thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

- Luật thương mại 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ bảy thơng qua ngày 14 tháng 06 năm 2005, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006.

- Ngồi ra cịn một số văn bản quy phạm pháp luật khác tùy từng loại hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể của Cơng ty.

Căn cứ thực tiễn:

Ngồi những căn cứ pháp lý, Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng và đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty (tức có thể giao hàng theo đúng số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm,...). Đa số các hợp đồng mua bán hàng hóa mà Cơng ty đã tiến hành giao kết thì phần căn cứ đều ghi: “... theo nhu cầu và năng lực của ...”.

Thứ hai: Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là người đại diện theo pháp luật của Cơng ty – bà Hứa Thị Thúy. Tuy nhiên, có sự linh động về chủ thể giao kết đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị nhỏ hay khi người đại diện theo pháp luật của Công ty – bà Thúy vắng mặt. Trong trường hợp này, người được ủy quyền thực hiện ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi được ủy quyền.

Để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa sau khi giao kết, các vấn đề liên quan chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đặc biệt khi chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là người đại diện theo ủy quyền (dù là về phía Cơng ty hay về phía đối tác), Cơng ty luôn quy định việc ủy quyền chủ thể tham gia giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản, đảm bảo cho hợp đồng không bị vô hiệu do được giao kết bởi chủ thể khơng có thẩm quyền giao kết, tránh rủi ro đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của Cơng ty.

Thứ ba: Về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng chủ yếu được thực hiện tại Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường. Do đó, khi muốn tiền hành đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tiến hành hành hoạt động mua bán hàng hóa, Cơng ty bao giờ cũng chú ý tới việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm đối tác kinh doanh. Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty ln chú trọng thực hiện công tác tiếp cận, tìm hiểu khách hàng, đối tác thơng qua các nguồn như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet. Mặt khác, cơng tác tìm hiểu khách hàng, đối tác kinh doanh này cịn giúp Cơng ty hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm cũng như các dịch vụ liên quan đến sản phẩm, hàng hóa mà Cơng ty đang tiến hành hoạt động kinh doanh trước khi đưa ra một lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ tư: Về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung của hợp đồng là kết quả của quá trình đàm phán giữa hai bên với nhau về các điều khoản trong hợp đồng. Nội dung của hợp đồng thường bao gồm các vấn đề sau:

- Thỏa thuận chung

- Phương thức đặt hàng và giao hàng

- Thời hạn, địa điểm phương thức thực hiện hợp đồng - Phương thức thanh tốn ( Hình thức thanh tốn, giá bán...) - Quyền và nghĩa vụ của các bên

- Điều khoản chung bao gồm:

+ Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Mục đích của việc quy định biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là nâng cao trách nhiệm các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ gây ra, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.

+ Các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau: Cầm cố tài sản; thế chấp tài sản; đặt cọc; ký quỹ; bảo lãnh

+ Trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng: Trong hợp đồng mua bán hàng hoá, điều khoản này quy tụ những điều cam kết rất cụ thể về sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc mọi điều khoản đã thoả thuận. Công ty quy định phạt vi phạm trong hợp đồng nên khi có vi phạm xảy ra cơng ty có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

+ Giải quyết tranh chấp

Ngồi những điều khoản chính được ghi trong hợp đồng mà đã nêu ở trên, còn một số vấn đề phát sinh trong q trình thực hiện đó là việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Điều này cũng được quy định cụ thể trong hợp đồng.

Thứ năm: Về các nguyên tắc trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường luôn tuân thủ các nguyên tắc tự do giao kết, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc tự nguyện,... theo quy định của pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ sáu: Về hình thức và phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.

Các hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty ngồi phương thức giao kết trực tiếp, tức các bên trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán, thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa cịn có thể giao kết theo phương thức gián tiếp thông qua phương tiện điện tử như: fax hay bằng việc chuyển, gửi công văn, giấy tờ qua đường bưu điện,...

Việc áp dụng cả ba hình thức (lời nói, văn bản, hành vi) kết hợp các phương thức (trực tiếp, gián tiếp) trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khơng những giúp Cơng ty rút ngắn thời gian giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, tạo ra sự linh hoạt mà cịn giúp Cơng ty nắm bắt được cơ hội cũng như năm bắt được khách hàng trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Ngồi những kết quả mà Cơng ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Tiến Trường đạt được trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vẫn cịn tồn tại những hạn chế, rủi ro mà Công ty mắc phải cần được xem xét, giải quyết để hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đạt được kết quả cao nhất như mục đích ban đầu đề ra.

- Về phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ sản xuất và thƣơng mại tiến trƣờng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)