6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2.4 nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Về cách sử dụng thuật ngữ “Đề nghị giao kết hợp đồng”:
Điều 386, BLDS 2015 có đưa ra đó là đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
Việc sử dụng thuật ngữ “Đề nghị giao kết hợp đồng” này gây ra khơng ít khó khăn cho người áp dụng cũng như người ký kết hợp đồng vì rất khó để phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với quảng cáo và đặc biệt là lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Một đề nghị chỉ được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng khi nó đáp ứng đủ ba điều kiện:
Điều kiện thứ nhất: Đề nghị giao kết hợp đồng phải được xác định cụ thể. Có nghĩa, lời đề nghị giao kết hợp đồng đó phải chứa đựng nội dung cơ bản của một hợp đồng trong tương lai. Bất kỳ sự không xác định nào liên quan đến nội dung của hợp đồng trong tương lai, quyền và nghĩa vụ cũng như đối tượng của hợp đồng đều có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau về nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng. Điều này có thể làm cho lời đề nghị giao kết hợp đồng mất đi chức năng, nhiệm vụ vốn có của nó.
Điều kiện thứ hai: Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được sự ràng buộc pháp lý giữa bên đưa ra lời đề nghị đối với bên được đề nghị. Có nghĩa, lời đề nghị giao kết hợp đồng phải được thiết lập một cách nào đó để bên được đề nghị biết được
rằng, để ký kết hợp đồng chỉ cần họ thể hiện sự đồng ý của mình với lời đề nghị giao kết. Điều kiện này với điều kiện thứ nhất cho phép phân biệt giữa lời đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đối tác đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng mà trên thực tế, việc nhầm lẫn này rất thường xuyên xảy ra và khó xác định.
Điều kiện thứ ba: Đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi tới một hoặc một số người cụ thể. Trên thực tế, việc gửi đề nghị giao kết tới một chủ thể duy nhất dẫn tới hạn chế cơ hội kinh doanh đối với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, để nâng cao cơ hội kinh doanh, bên đề nghị giao kết hợp đồng mua hàng hóa thường cùng lúc đưa ra đề nghị cho nhiều chủ thể xác định, dẫn tới trường hợp cùng một lúc nhiều bên được đề nghị trả lời chấp nhận gây ra khó khăn cho cả bên đưa ra đề nghị và bên chấp nhận đề nghị. Trong trường hợp này, bên đưa ra đề nghị giao kết không biết giao kết hợp đồng với bên nào trong số các bên chấp nhận đề nghị giao kết, cịn các bên được đề nghị khơng có căn cứ để xác định quyền mình được giao kết hợp đồng với bên đề nghị, loại bỏ quyền giao kết hợp đồng với bên đề nghị của các bên cịn lại. Do đó rất dễ xảy ra tranh chấp. Quy định của pháp luật về điều kiện này chưa rõ ràng.