Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn mường thanh hanoi centre (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường đến hiệu quả sử

2.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận

- Chính sách, chế độ Nhà nước đối với người lao động: Bằng việc Nhà nước đã tiến hành sửa đổi, điều chỉnh các chính sách chung liên quan trực tiếp đến người lao động như giờ làm thêm, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội,… thì việc sử dụng lao động tại bộ phận buồng phòng của Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre đã có nhiều chuyển biến tích cực: gia tăng hiệu quả làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải thiện mối quan hệ giữa người lao động với nhau, nâng cao hoạt động kinh doanh lưu trú,… Tuy nhiên do vẫn cịn lỏng lẻo trong cơng tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định người lao động cộng thêm việc Nhà nước chưa xây dựng được biện pháp tối ưu để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng chuyên môn cao nên Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre vẫn chưa nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng một cách tối ưu, hợp lý để bảo đảm tính cạnh tranh trên thị trường.

- Cạnh tranh trong kinh doanh: Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre nằm ở trung tâm thành phố cho nên phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ trực tiếp cũng có cùng vị trí như: Khách sạn The Ann, Khách sạn Sunway, Khách sạn Lan Viên,… Ngồi ra cũng có thể kể đến các đối thủ cạnh tranh có cùng quy mơ, thứ hạng và tập khách hàng mục tiêu như: Khách sạn Chalcedony, Khách sạn Lacasa, Khách sạn Nesta,… Đối thủ cạnh tranh là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn. Các khách sạn khác đều có chất lượng dịch vụ lưu trú tốt, dịch vụ bổ sung đều đa dạng và hấp dẫn nên để Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre có thể cạnh tranh được địi hỏi phải có sự cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ buồng, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động buồng bằng việc trang bị kiến thức, kĩ năng mềm, kĩ năng tiếng Anh cho nhân viên.

- Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre thuộc thành phần là khách du lịch và khách đi cơng tác nước ngồi. Khách hàng khác nhau thì sẽ có sự khác biệt về ngơn ngữ, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán,… nên nhân viên buồng phịng gặp phải khó khăn nhất định trong việc đáp ứng nhu cầu của khách. Ngồi ra vì trình độ ngoại ngữ của họ cịn hạn chế nên việc giao tiếp để nắm được mong muốn, nhu cầu của khách hàng gặp khó khăn. Từ đó dẫn đến việc năng suất lao động của bộ phận buồng giảm gây ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu của khách sạn. Ngồi ra trong thời điểm đơng khách, do khách sạn vẫn chưa biết cách sắp xếp, bố trí nhân viên buồng hợp lý cho nên vẫn còn để xảy ra nhiều tình trạng khách hàng phải chờ để được phục vụ. Điều này dẫn đến việc năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú khách sạn bị giảm đi mạnh mẽ.

- Giá cả của lao động trên thị trường: So sánh với mức giá cả lao động chung hiện nay trên thị trường thì mức lương trong bộ phận buồng của Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre thuộc dạng trung bình nên lao động chưa thật sự có trách nhiệm

cao trong cơng việc mình làm, thiếu nhiệt huyết, động lực và có thể rời bỏ cơng việc bất kì lúc nào nếu khách sạn khác có mức lương, chế độ ưu tiên cao hơn. Một khi mức tiền lương không đủ hấp dẫn, thu hút người lao động thì sẽ dẫn đến tình trạng đình cơng, làm việc thiếu trách nhiệm từ đó làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn.

- Tính thời vụ: Tại Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre, khi vào mùa chính vụ bắt đầu từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau lượng khách gia tăng rất cao nên công suất sử dụng buồng tăng nhanh và mạnh, cần nhiều lượng lao động buồng phục vụ và từ đó dẫn đến việc hiệu quả kinh doanh lưu trú tăng cao. Ngược lại, khi bước sang thời điểm trái vụ bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 9 là lúc khách sạn vắng khách thì cơng suất sử dụng buồng thấp, số lao động buồng được sử dụng ít và chắc chắn hiệu quả kinh doanh lưu trú, hiệu quả sử dụng lao động trong thời điểm này sẽ giảm mạnh đáng kể.

2.1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

- Nguồn lực tài chính: Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre có nguồn lực tài chính thuộc dạng trung bình cho nên việc khai thác hiệu quả việc sử dụng lao động buồng vẫn còn chưa cao, đặc biệt có thể thấy rõ là khách sạn chưa có kinh phí đủ lớn để nâng cao việc bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên buồng phịng. Ngồi ra do nguồn lực tài chính vẫn cịn hạn chế nên Khách sạn Mường Thanh chưa có kế hoạch thích hợp để nâng cấp trang thiết bị cho nhân viên buồng để họ có thể thao tác nghiêp vụ nhanh chóng, dễ dàng hơn để từ đó nâng cao năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn: Khách sạn Mường Thanh có 112 phịng đạt chuẩn quốc tế được thiết kế rộng rãi, tiện nghi và thanh lịch được phân thành các hạng phòng khác nhau. Tuy nhiên từ lúc đưa vào hoạt động kinh doanh cho tới nay các trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa được cải tạo, nâng cấp lần nào cho nên điều này gây ảnh hưởng đến quá trình cung ứng dịch vụ lưu trú của nhân viên buồng phòng dẫn đến năng suất làm việc bị sụt giảm. Khi cơ sở vật chất, trang thiết bị không đủ điều kiện giúp người lao động đáp ứng một cách tốt nhất cho khách hàng về chất lượng dịch vụ thì sẽ dẫn đến doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú bị sụt giảm và hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng cũng từ đó mà đi xuống. Chính vì vậy để phát huy tối đa năng lực của nhân viên buồng, nâng cao năng suất làm việc thì buộc Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre phải lập tức tiến hành thay thế, cải tiến và nâng cấp cơ sở vật chất, các trang thiết bị phòng ngủ và các trang thiết bị, máy móc và dụng cụ hỗ trợ nhân viên thao tác nghiệp vụ.

- Đội ngũ lao động: Hiện nay, Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre có đội ngũ lao động trong kinh doanh lưu trú phần lớn thuộc lớp trẻ có độ tuổi từ 19 cho đến 25. Đội ngũ lao động trẻ này có lợi thế về nhanh nhẹn, nhiệt tình, được đào tạo bài bản

nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp và phục vụ khách hàng tuy nhiên lại có một hạn chế lớn về trình độ sử dụng ngoại ngữ và khả năng nhạy bén xử lý các tình huống phát sinh xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng đến việc bố trí, phân cơng lao động để xử lí phàn nàn của khách, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ lưu trú của cả khách sạn. Khả năng phục vụ của lao động buồng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận kinh doanh lưu trú, chính vì vậy Khách sạn Mường Thanh cần có những biện pháp hợp lý để nâng cao trình độ ngoại ngữ nhân viên buồng, nâng cao khả năng xử lí các tình huống phát sinh để tối đa hóa hiệu quả sử dụng lao động.

- Quy mô, thứ hạng khách sạn: Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre là khách sạn 4 sao, có quy mơ trung bình. Với quy mơ như vây, nó đã tác động trực tiếp tới lượng nhân viên trong bộ phận buồng của khách sạn. Đồng thời việc ứng tuyển, đào tạo, trả lương và xây dựng mơi trường làm việc thân thiện, hịa đồng tại bộ phận buồng khách sạn cũng phải tạo ra được điểm khác biệt vượt trội, điểm nhấn của riêng mình với các khách sạn khác có cùng quy mơ, thứ hạng để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường. Ngồi ra với quy mơ, thứ hạng khách sạn 4 sao địi hỏi khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre về trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ giao tiếp, trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại bộ phận buồng phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy định dã được đề ra.

- Trình độ tổ chức quản lý: Bộ phận buồng của Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre được điều hành và phụ trách trực tiếp bởi trưởng bộ phận buồng có nhiệm vụ phân cơng, bố trí số lượng nhân viên cho các ca làm việc, nắm bắt tình hình hoạt động của bộ phận nhằm giải quyết các tình huống phát sinh và báo cáo trực tiếp lên ban giám đốc. Dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp của trưởng bộ phận buồng thì lao động buồng đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc q trình thực hiện cơng việc và quy định khách sạn từ đó làm tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú và nhằm đảm bảo tối đa hiệu suất sử dụng lao động. Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại tình trạng phân cơng, bố trí lao động buồng khơng hợp lý trong ca làm việc, trong việc phân chia thực hiện công việc dẫn đến tình trạng thiếu ổn định về lượng nhân viên phục vụ khách hàng. Điều này gây lãng phí nguồn lực, làm giảm năng suất lao động và giảm hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn đáng kể.

- Tiền lương, tiền thưởng và chính sách đãi ngộ: Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre trả lương người lao động tại bộ phận buồng với mức lương trung bình từ 3.500.000 – 4.000.000 triệu đồng/ tháng/ người, được trợ cấp ăn uống là 1 bữa/ngày. Mà trong thời điểm hiện nay khi mà giá cả hàng hóa các loại dịch vụ đều gia tăng rất nhiều số tiền lương không đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Chưa kể tiền thưởng, chính sách đãi ngộ của nhân viên buồng hầu như không đáng kể dẫn đến việc nhân viên mất động lực làm việc, giảm năng suất làm việc và tình trạng nhảy việc, bỏ

việc tại khách sạn gia tăng. Với mức tiền lương, tiền thưởng và chính sách đãi ngộ chưa đáp ứng được nhu cầu, sự mong đợi của nhân viên nên đã tác động tới hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn lẫn hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn mường thanh hanoi centre (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)