6. Kết cấu khóa luận
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của
2.3.1. Thành công và nguyên nhân
2.3.1.1. Thành công
Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo doanh thu năm 2018 tăng 0,31 triệu đồng so với năm 2017 tương đương 1,45%. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo lợi nhuận năm 2018 tăng 0,79 triệu đồng so với năm 2017 tương đương 5,7%. Từ 2 chỉ tiêu trên cho thấy Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre đã biết cách sử dụng chi phí tiền lương của bộ phận buồng hiệu quả để từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn.
2.3.1.2. Nguyên nhân của thành công
Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre đạt được những thành công trên là do người lao động tại bộ phận buồng đã được hưởng lợi từ các chính sách, đãi ngộ từ Nhà nước về lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… nên đã khiến người lao động yên tâm để làm việc đạt hiệu quả, năng suất cao hơn.
Doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú gia tăng do phần lớn khách lưu trú tại khách sạn hài lòng bởi khách sạn gần trung tâm thành phố nơi tập trung phần đông khách hàng mục tiêu của khách sạn. Hơn thế nữa do danh tiếng và chất lượng dịch vụ của khách sạn được nhiều người biết đến và bình luận tích cực nên đã thu hút được khách đến ở và đảm bảo được tính cạnh tranh cao so với các đối thủ trực tiếp trên thị trường. Ngoài ra do giá cả thuê lao động buồng vừa phải nên khách sạn đã nâng cao được hiệu quả sử dụng chi phí tiển lương từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Năng suất lao động bình quân năm 2018 giảm 117,16 triệu đồng/người so với năm 2017 tương đương giảm 11,45%. Mức lợi nhuận bình quân năm 2018 giảm 51,37 triệu đồng/người so với năm 2017 tương đương giảm 7,72%. Năng suất lao động bình quân và mức lợi nhuận bình quân giảm cho thấy khách sạn chưa có biện pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng khiến nhân viên chưa tối đa hóa hiêu quả làm việc để đem lại mức doanh thu, lợi nhuận lưu trú cao nhất.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn có tính thời vụ cao cho nên việc quản lý lao động buồng gặp phải nhiều khó khăn. Sự phân cơng, sắp xếp lao động không ổn định dẫn đến việc sử dụng hiệu quả lao động khơng hợp lí trong từng thời điểm, mùa vụ của khách sạn.
Khách sạn vẫn còn thiếu nguồn lực tài chính để có thể tổ chức, xây dựng các chương trình đào tạo chất lượng cao cho nhân viên buồng và đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất kĩ thuật nên chưa khai thác tối đa hiệu suất làm việc của nhân viên. Ngoài ra do phần lớn lao động buồng thuộc độ tuổi từ 19 đến 25 nên chưa có nhiều kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hạn chế cho nên không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, chất lượng phục vụ ngày càng cao của khách hàng. Điều này khiến cho một số khách lưu trú tại khách sạn chuyển sang tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của các khách sạn khác.
Thêm vào đó, các chính sách lương thưởng, chế độ của khách sạn và môi trường làm việc chưa đủ kích thích để khiến nhân viên buồng có động lực trong quá trình làm việc.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ