6. Kết cấu khóa luận
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của
3.2.3. Nâng cấp cải tiến cơ sở vật chất
- Để việc hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn diễn ra thuận lợi thì việc nâng cấp cơ sở vật chất là điều vô cùng cần thiết. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần phải đồng bộ, sạch sẽ, tiện nghi và hiện đại thì mới tạo ra chất lượng dịch vụ lưu trú hoàn hảo để thu hút khách hàng đến tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tại khách sạn. Việc khách hàng đến với khách sạn càng đơng càng nhiều từ đó sẽ nâng cao doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn. Buồng phòng hiện nay của Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre đang trang trí phần lớn là những đồ gỗ, đồ nội thất mang phong cách sang trọng, hiện đại tạo cảm giác ấm cúng mỗi khi khách bước chân vào gian phòng. Tuy nhiên do phần lớn đồ gỗ, đồ nội thất đã được sử dụng lâu năm nên không tránh khỏi hiện tượng hao mịn, hỏng hóc, xuống cấp cộng thêm các trang thiết bị nóng lạnh, thiết bị đèn chiếu sáng hoạt động lúc được lúc mất nên gây sự khó chịu dành cho khách lưu trú. Ngồi ra một số phịng cịn có hiện tượng bốc mùi hơi thối, khó chịu do thảm trải sàn đã dùng lâu năm chưa thay mới. Chính vì vậy để khơng ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách lưu trú, Khách sạn Mường Thanh Hanoi Centre cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Lập kế hoạch đánh giá, kiểm tra thường xuyên hoặc định kì các trang thiết bị tại các khu phòng dịch vụ và buồng khách để kịp thời sửa chữa, thay thế đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn phục vụ khách nghỉ ngơi. Nhất là điều hịa nhiệt độ bởi vì khi khách bước chân vào buồng phịng mà điều hịa nhiệt độ hỏng hóc sẽ khiến cho khách cảm thấy khó chịu trong q trình nghỉ ngơi. Nếu vào thời điểm mùa hè mà điều hòa nhiệt độ bị hỏng thì khách sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở và trở nên giận dữ nếu như nhân viên buồng phịng khơng tiến hành việc đổi phịng cho khách. Ngồi ra cần phải đảm bảo cả hệ thống điện, hệ thống đèn hoạt động tốt để bảo vệ an toàn, sức khỏe và tính mạng cho khách lưu trú.
+ Thay thế, thanh lý, bổ sung các trang thiết bị trong bộ phận và phòng ngủ, đảm bảo phải tuân thủ nguyên tắc: Đủ số lượng, đúng chất lượng trang thiết bị đồ dùng theo loại, hạng buồng; phù hợp, đặc điểm loại, hạng buồng; Tiện dụng cho khách, tiện lợi cho nhân viên, bảo vệ tốt tài sản; Gọn, đẹp, cân đối, thuận gió, ánh sáng, đồng bộ, đồng kiểu và hạn chế tối đa việc thay thế, thanh lý trang thiết bị nếu như vẫn còn dùng tốt. Việc nâng cấp, cải tiến cơ sở vật chất sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ buồng phịng
từ đó sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng đến với khách sạn hơn. Có thể thấy việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất sẽ làm gia tăng lượng khách tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ của khách sạn sẽ làm nâng cao hiệu quả doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phân buồng của khách sạn. + Tiến hành kiểm tra và bảo quản hàng vải theo đúng quy định của khách sạn đề ra. Khi tiến hành kiểm tra hàng vải thì nhân viên giặt là cần phải lưu ý đến các vấn quy trình như: Kiểm nhận số lượng, chất lượng hàng vải (bẩn, sạch, mới); Phân loại hàng vải theo chất liệu và màu sắc trước khi giặt; Kiểm tra việc sử dụng hóa chất giặt là theo đúng chỉ định (số lượng, chất lượng, chủng loại); Sắp xếp hàng vải lên kệ theo từng chủng loại, xếp cùng chiều ngay ngắn, hướng nếp gấp vào trong để dễ kiểm đếm, … Trong quá trình thực hiện cần lưu ý phân loại đồ vải bẩn làm 2 loại đồ: Vải bẩn và đồ vải lây nhiễm và cho vào túi riêng biệt, tránh giặt chung các loại đồ vải khác màu, khác chất liệu với nhau; Không giũ mạnh tay đồ vải bẩn khi phân loại, thay và xử lí; Khơng để chung đồ khô với đồ ướt, đồ dơ với đồ sạch; Xe đựng đồ vải phải kín, bao phủ đồ vải phải được giặt sạch sau mỗi lần chứa đồ vải bẩn và đồ vải sạch phải được bảo quản trong kho có đầy đủ giá kệ được vệ sinh sạch sẽ và chất lượng chắc chắn,… Thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo quản hàng vải sẽ giúp cho chất lượng dịch vụ lưu trú được nâng cao từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn.
+ Tiến hành đầu tư và quản lý các trang thiết bị, dụng cụ mới như: Các loại dụng cụ thủ công (cây lau sàn, chổi, bàn chải) và các thiết bị cơ khí, thiết bị điện (xe đẩy, máy hút bụi, máy giặt thảm). Tất cả các trang thiết bị cần đảm bảo phục vụ tốt cho cơng việc bất kì lúc nào, phù hợp với mơi trường tự nhiên và môi trường làm việc và phải thỏa mãn khả năng tài chính của khách sạn. Nhân viên buồng phịng phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn các trang thiết bị dụng cụ và cần phải biết rõ nguyên tắc và thao tác sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho cơng việc. Trong q trình đầu tư mua bán các trang thiết bị dụng cụ thì khách sạn cần phải cân nhắc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với giá tiền phải chăng để tránh việc vượt chi so với kế hoạch đã đặt ra ban đầu. Việc làm này vừa giúp tăng doanh thu, lợi nhuận kinh doanh lưu trú vừa giúp làm giảm tối đa chi phí bỏ ra để đầu tư cơ sở vật chất mà vẫn đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận buồng của khách sạn.