Các nhân tố khách quan:

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ đa ngành (Trang 25 - 29)

6. Kết cấu đề tài:

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh:

1.5.2. Các nhân tố khách quan:

1.5.2.1. Môi trường vĩ mô:

- Các nhân tố thuộc về mặt kinh tế:

 Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp.

 Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng nội tệ lên giá các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngồi, vì khi đó giá bán của hàng hố tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh.

 Lãi suất cho vay của các ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp thiếu vốn phải vay ngân hàng. Khi lãi lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phải trả lãi suất tiền vay lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi

- Các nhân tố về chính trị, pháp luật:

 Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các cơng cụ chính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội.

 Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả.

- Trình độ về khoa học, cơng nghệ.

Khoa học cơng nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung. Kỹ thuật và cơng nghệ mới sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất trong nước tạo ra được những thế hệ kỹ thuật và công nghệ tiếp theo nhằm trang bị và tái trang bị toàn bộ cơ sở sản xuất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nước ta.

- Các yếu tố mơi trường văn hố xã hội – nhân khẩu

 Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập,…, tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ.

- Các yếu tố môi trường địa lý tự – nhiên

 Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài ngun.

1.5.2.2. Mơi trường ngành:

- Khách hàng:

 Khả năng thanh toán của khách hàng sẽ quyết định sức mua hàng hóa sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Nếu khách hàng có khả năng thanh tốn cao, đó là một thị trường có nhiều tiềm năng, doanh nghiệp có thể tăng cường cải tiến mẫu mã, tăng chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến bán để mở rộng thị trường. Để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn căn cứ vào nhu cầu và sức mua của thị trường. Đặc tính của nhu cầu đóng vai trị quyết định hình thành đặc tính của sản phẩm và tạo ra áp lực để năng cao chất lượng, gia tăng giá trị sử dụng và phát triển sản phẩm mới.

 Khách hàng hoặc người mua của doanh nghiệp có thể là những đối tượng khác nhau: người tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức, chủ đầu tư,…, tuy nhiên người mua nói chung đều có xu hướng muốn tối ưu hóa lợi ích của mình với chi phí thấp nhất nên họ ln tìm mọi các gây áp lực buộc doang nghiệp phải giảm giá bán hàng hóa, mặc cả để

ép đó, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc xem xét và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu để đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp. Không chỉ đơn giản là đáp ứng tốt mọi nhu cầu mà khách hàng cần, doanh nghiệp cần xây dựng những mối quan hệ bền vững với khách hàng, nhất là gây dựng được mối quan hệ bạn hàng tin cậy đối với những khách hàng lớn có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp lâu dài và ổn định.

- Nhà cung ứng:

 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố đầu vào như vất tư, máy móc thiết bị, vốn,… Vai trị của nhà cung ứng đối với doanh nghiệp thể hiện ở áp lực giá các yếu tố đầu vào. Giữa nhà cung ứng và các doanh nghiệp thường diễn ra sự thương lượng về giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng,… Nhà cung cấp có nhiều cách để tác động đến khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp như nâng giá, giảm chất lượng vật tư kĩ thuật mà họ cung ứng, không đảm bảo thời gian tiến độ giao hàng theo yêu cầu, gây ra sự khan hiếm ảo trên thị trường.

- Đối thủ cạnh tranh:

 Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của mơi trường này. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lược lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thơng tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh chính này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung của ngành.

 Sự đe doạ của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ gia nhập thị trường: Những doanh nghiệp mới tham gia thị trường trực tiếp làm tăng tính chất quy mơ cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành. Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn các doanh nghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn trên thị trường, hoặc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ…

- Sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế

 Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những lực lượng tạo nên sức ép cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ sẵn có của những sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong ngành. Khi giá của sản phẩm tăng quá cao khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Hoặc do mùa vụ, thời tiết mà khách hàng cũng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của những sản phẩm thay thế trên thị trường là một mối đe doạ trực tiếp đến khả phát triển, khả năng cạnh tranh và mức lợi nhuận của các doanh nghiệp.

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ĐA NGÀNH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH công nghệ đa ngành (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)