Thực trạng đánh giá tuyển dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển giải pháp công nghệ TSD (Trang 41 - 42)

Chương 2 : TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

3.3. Kết quả phân tích dữ liệu thực trạng về chất lượng tuyển dụng nhân lực tạ

3.3.4. Thực trạng đánh giá tuyển dụng

Tại TSD chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác đánh giá tuyển dụng, cụ thể là những tiêu chí đánh giá khơng rõ ràng gây khó khăn cho cơng tác tuyển mộ, đánh giá sau phỏng vấn và vì thế mà chưa có biện pháp cụ thể cho những đợt tuyển dụng sau.

Bảng 3.6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng Công ty Cổ phần Thế giới nhân lực giai đoạn 2014-2016 Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015 - 2014 2016 - 2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tổng số hồ sơ ứng viên 40 48 65 8 20 17 35,4

Số lượng ứng viên qua vòng

sơ loại 34 44 64 10 29,4 20 45,5

Số nhân viên được tuyển dụng 10 15 17 5 50 2 13,3

Số lượng nhân viên đáp ứng

yêu cầu công việc 6 12 13 6 100 1 8,3

Số lượng nhân viên tuyển

dụng nghỉ việc 4 3 4 -1 -25 1 33,3

Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự

Qua bảng trên ta thấy được số hồ sơ ứng tuyển qua các năm, năm 2014 có 40 bộ hồ sơ ứng tuyển, năm 2015 có 48 tăng so với năm 2014 là 8 bộ hồ sơ(tăng 20%), năm 2016 lại tăng so với năm 2015 là 17 bộ hồ sơ(tăng 35,4%), qua đó ta có thể thấy rằng cơng tác truyền thông của công ty được thực hiện khá tốt, đồng đều so với các năm.

Ta cũng nhận thấy rằng số hồ sơ vượt qua vòng lọc hồ sơ qua các năm chất lượng không đồng đều. Năm 2014 là 34/40, năm 2015 là 44/48 và năm 2016 là 64/65 tương ứng với, điều này cho thấy nguồn tuyển mộ chủ yếu là bên ngoài doanh nghiệp mặc dù khá dồi dào. Kết quả đạt được qua mỗi năm chưa có hiệu quả rõ rệt, kết quả năm 2014 và 2015 vượt hơn được 29,4%, đến năm 2016 vượt hơn 2015 được 45,5%, đây là tỷ lệ khá tốt, tuy nhiên hiệu quả còn chưa cao mặc dù đã có sự cố gắng của đội ngũ nhân viên tuyển dụng trong quá trình tuyển mộ.

Bảng 3.7: Chi phí tuyển dụng theo trình độ lao động của cơng ty giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng

STT Trình độ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Đại học và trên đại học 22,5 34 43,5

2 Cao đẳng và trung cấp 2,35 3 3,5

3 Lao động phổ thông 10,5 6,48 15,55

4 Tổng chi phí 35.35 43,48 62,55

Nguồn: Phịng kế tốn

Từ bảng trên ta có thể thấy, chi phí tuyển dụng lao động tăng dần qua các năm cho thấy Ban lãnh đạo cũng như Phịng Hành chính – nhân sự đã có sự quan tâm đúng mức đến cơng tác tuyển dụng. Chi phí cho người lao động trình độ đại học và trên đại học năm 2016 là 43,5 triệu đồng tăng 9,5 triệu đồng so với năm 2015, gấp 2 lần so với năm 2014. Việc tăng về chi phí tuyển dụng là hợp lý bởi lẽ nhân lực mà doanh nghiệp tìm kiếm trên thị trường hiện nay cạnh tranh rất nhiều và là những lao động thành thạo kỹ năng nghề nghiệp là tương đối ít. Tuy nhiên, thì mức chi cho tuyển dụng cịn q thấp so với nhu cầu tuyển dụng của công ty.

Qua việc phát phiếu điều tra cho thấy chi phí lớn nhất trong khâu tuyển dụng của cơng ty là chi phí thay đổi nhân sự với 52%, sau đó đến chi phí tuyển chọn là 24%, chi phí quảng cáo là 16% và có 8% chi phí thử việc. Bởi lẽ, khi có bất cứ nhân viên nào nghỉ việc thì việc thay thế nhân lực là cần thiết và khó khăn với bộ phận tuyển dụng nhất là vị trí kỹ thuật, vị trí này khó tìm kiếm và để thành thạo cơng việc là q trình dài học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nên ngay khi có nhân sự nghỉ việc thì Phịng Hành chính nhân sự phải có kế hoạch tuyển dụng kịp thời, có thời gian đào tạo cho nhân lực mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lƣợng tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần phát triển giải pháp công nghệ TSD (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)